TP.HCM: Thực hư thông tin 6.200 công chức, viên chức nghỉ việc?

NGÂN GIANG 14/08/2022 15:17

Ngày 14/8/2022, lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM, khẳng định “thông tin gần 6.200 công chức, viên chức nghỉ việc trong 6 tháng, từ ngày 1/1/2022 đến 30/6/2022 là chưa chính xác.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Sửa đổi hình thức, nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Cụ thể, theo lãnh đạo Sở Nội vụ, ngày 12/8/2022, UBND TP.HCM đã ban hành Công văn số 2824 báo cáo tình hình cán bộ, công chức, viên chức thôi việc gửi Bộ Nội vụ. Trong báo cáo đã thống kê số liệu từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/6/2022. Tuy nhiên, do sơ xuất, trong báo cáo ghi thời điểm thống kê thành 1/2/2022. Và thông tin này sau đó được nhiều cơ quan báo chí đăng tải, người dân khá băn khoăn với số lượng công chức nghỉ việc trong 6 tháng, tương đương bình quân hơn 1.000 người/tháng.

Sở Nội vụ TP.HCM đính chính thông tin gần 6.200 công chức nghỉ việc theo nguyện vọng là số liệu tính từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/6/2022, tức 30 tháng chứ không phải 6 tháng.

Sở Nội vụ TP.HCM đính chính thông tin gần 6.200 công chức nghỉ việc theo nguyện vọng là số liệu tính từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/6/2022, tức 30 tháng chứ không phải 6 tháng.

Trước sự việc trên, Sở Nội vụ TP.HCM đính chính thông tin gần 6.200 công chức nghỉ việc theo nguyện vọng là số liệu tính từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/6/2022, tức 30 tháng chứ không phải 6 tháng.

Về nguyên nhân và số liệu cụ thể, theo UBND TP.HCM, trong số 6.177 người nghỉ việc, có 676 cán bộ, công chức và 5.501 viên chức. Các nguyên nhân chính dẫn đến công chức thôi việc, gồm: chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến và áp lực công việc.

Cụ thể, về chế độ tiền lương, hiện ngoài tiền lương theo quy định hiện hành, công chức ở TP.HCM còn được chi thu nhập tăng thêm cho công chức căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện nhiệm vụ hàng quý nhưng tỷ lệ nghỉ việc vẫn chưa được kéo giảm…

 >>Bộ Nội vụ triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Trước đó, UBND TP.HCM có công văn khẩn báo cáo Bộ Nội vụ về tình hình cán bộ, công chức, viên chức (gọi tắt là công chức) thôi việc, bao gồm 676 cán bộ, công chức và 5.501 viên chức thôi việc chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Về nguyên nhân và số liệu cụ thể, theo UBND TP.HCM, trong số 6.177 người nghỉ việc, có 676 cán bộ, công chức và 5.501 viên chức. Các nguyên nhân chính dẫn đến công chức thôi việc, gồm: chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến và áp lực công việc.

Theo UBND TP.HCM, trong số 6.177 người nghỉ việc, có 676 cán bộ, công chức và 5.501 viên chức. Các nguyên nhân chính dẫn đến công chức thôi việc, gồm: chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến và áp lực công việc.

Qua theo dõi thực trạng, UBND TP.HCM nêu 2 nguyên nhân chính dẫn đến công chức thôi việc, gồm: chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ; cơ hội thăng tiến và áp lực công việc. Cụ thể, về chế độ tiền lương, hiện ngoài tiền lương theo quy định hiện hành, công chức ở TP.HCM còn được chi thu nhập tăng thêm cho công chức căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện nhiệm vụ hàng quý nhưng tỷ lệ nghỉ việc vẫn chưa được kéo giảm.

UBND TP.HCM đánh giá các chính sách đãi ngộ tiền lương hiện tại vẫn chưa đáp ứng được điều kiện sống cũng như chưa đủ sức để tạo động lực cho công chức an tâm làm việc, cống hiến. Chưa kể, khu vực ngoài công lập đang đưa ra các chế độ đãi ngộ tiền lương rất hấp dẫn để cạnh tranh, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao từ khu vực công.

Về cơ hội thăng tiến, UBND TP.HCM cho rằng việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện vẫn còn hạn chế, một số cơ quan, đơn vị còn có tư tưởng coi trọng kinh nghiệm, việc tuyển chọn thiếu tính cạnh tranh, chưa tạo được động lực để công chức trẻ rèn luyện, phấn đấu… Đặc biệt, áp lực công việc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhất là lĩnh vực y tế, giáo dục và công chức phường, xã, thị trấn trong đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua.

Do đó, UBND TP.HCM kiến nghị tiếp tục duy trì chi thu nhập tăng thêm cho công chức, đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý. TP.HCM kỳ vọng đề án thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn sẽ tạo ra thay đổi căn bản trong cách tuyển chọn lãnh đạo theo hướng công khai, minh bạch hơn.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đẩy mạnh công tác luân chuyển, đưa lãnh đạo, quản lý về cơ sở và ngược lại để rèn luyện, nâng cao năng lực thực tiễn; đề xuất Bộ Nội vụ xây dựng thêm chính sách trợ cấp thôi việc, khuyến khích lãnh đạo về hưu trước tuổi; tăng biên chế để giảm áp lực công việc…

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng: Báo động tình trạng nhân viên y tế xin nghỉ việc tăng cao

    09:48, 14/07/2022

  • Đồng Tháp: Doanh nghiệp đóng hộ bảo hiểm y tế cho lao động tạm thời nghỉ việc

    17:36, 18/08/2021

  • Vì sao hơn 200 nhân sự Bệnh viện Bạch Mai nghỉ việc?

    10:08, 14/04/2021

  • Nghỉ việc để thay đổi

    05:06, 10/06/2021

  • Bộ Nội vụ triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

    17:00, 10/05/2022

  • Những điểm mới trong quy định nâng lương cán bộ, công chức từ 15/8

    10:29, 09/07/2021

NGÂN GIANG