Đầu tư giáo dục: Cuộc đua “đường dài”

THÚY HẠNH 08/09/2022 10:00

Khoảng trống giáo dục các cấp chất lượng cao tại Việt Nam đang được các doanh nghiệp, tập đoàn lấp đầy bằng các hình thức.

>>Xuất khẩu giáo dục nhìn từ hợp tác Việt Nam – Châu Phi

Mới đây nhất, Tập đoàn Bitexco chính thức công bố mở rộng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục thông qua việc ký kết hợp hợp tác đầu tư phát triển trường liên cấp Quốc tế Dwight Hà Nội giữa công ty TNHH quản lý giáo dục KLEOS (thành viên tập đoàn Bitexco) và công ty giáo dục SEA EDUCATION LLC (thành viên hệ thống giáo dục Dwight toàn cầu).

Các hình thức đang được lấp đầy: Liên kết, hợp tác, chuyển giao chương trình đào tạo với các đối tác nước ngoài.

Tiềm năng lớn

Khi trả lời Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Vũ Quang Hội – Tổng giám đốc tập đoàn Bitexco cho biết: trường liên cấp Quốc tế Dwight Hà Nội triển khai chương trình giáo dục dành riêng cho thế hệ những nhà lãnh đạo toàn cầu tương lai thông qua các phương pháp giáo dục đổi mới. Là một thành viên trong mạng lưới quốc tế của trường Dwight, các học sinh của trường được tham gia vào các hoạt động trao đổi học sinh và hợp tác sáng tạo với bạn bè trên khắp thế giới.

Ở lĩnh vực đào tạo đại học, sau tập đoàn công nghệ FPT, tập đoàn CMC đã đầu tư mở trường đại học CMC. PGS. Theo TS Nguyễn Ngọc Bình - Hiệu trưởng trường đại học CMC, định hướng của trường theo chuẩn quốc tế, gắn với doanh nghiệp và cam kết 100% sinh viên ngành công nghệ thông tin có việc làm, thậm chí thực tập được trả lương. Đại học CMC hợp tác cùng trường sau đại học Công nghệ Thông tin Kyoto (KCGI) của Nhật Bản và lấy chuẩn mực quốc tế làm thước đo đánh giá hiệu quả, cụ thể là chứng chỉ ITSS của Nhật Bản. Sinh viên ngành công nghệ thông tin của trường học theo giáo trình của Nhật Bản, thi cùng ngày thi với sinh viên tại Nhật.

Trước đó, ở các cấp học từ mầm non, tiểu học, phổ thông hay trung tâm ngoại ngữ tại các thành phố lớn đã ghi nhận nguồn vốn đầu tư lớn rót vào thông qua liên kết, hợp tác và đầu tư. Trong đó, nhiều tên tuổi khá đình đám như Quỹ giáo dục Cognita mua trường quốc tế TP Hồ Chí Minh và trường tiểu học Saigon Pearl; Quỹ North Anglia mua trường quốc tế Anh quốc; EQT đầu tư vào trung tâm Anh ngữ ILA…

Trong số top các trường nghìn tỷ tại Việt Nam có đại diện của trường tư thục do tập đoàn FPT đầu tư. Đó là trường đại học FPT với hệ sinh thái giáo dục liên cấp được khẳng định chất lượng. Sự thành công của FPT cho thấy, trường chọn hướng đi đúng, đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao của một bộ phận người dân có thu nhập trung bình cao, có nhu cầu học tập trong nước theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của tập đoàn. Đây là khoảng trống trên thị trường giáo dục Việt Nam nhiều năm nay.

>>Giáo dục Việt Nam - Nước mắt giờ chảy xuôi hay ngược?

>>Yếu tố cốt lõi giúp startup thành công với công nghệ giáo dục

Đầu tư đường dài

Các chuyên gia giáo dục nhấn mạnh: các nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng của thị trường chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gườm. Hơn nữa, với gần ½ dân số (khoảng 41%) ở tuổi dưới 24, được xếp vào “thế hệ vàng” (dưới 24 tuổi), sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho việc học tập tiêu chuẩn giáo dục quốc tế về ngôn ngữ, ngành nghề thời thượng như công nghệ, dữ liệu, tài chính, kinh tế, truyền thông… để tiếp cận cơ hội việc làm xuyên biên giới được dự báo phát triển sau dịch bệnh Covid-19. Thậm chí, Ken Research và Ambient dự báo, thị trường edtech (công nghệ giáo dục) của Việt Nam có thể đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023.

Với một thị trường giàu tiềm năng nhưng đây không phải là đầu tư ngẫu hứng hay theo trào lưu mà cần tính toán cụ thể bởi chi phí đầu tư rất lớn, từ hạ tầng, cơ sở vật chất đến đội ngũ giảng viên, quản trị nhà trường, văn hoá giáo dục và triết lý giáo dục… Kinh doanh giáo dục không chỉ hướng đến lợi nhuận, dù đây là khoản thu lớn và lâu dài mà còn vì phát triển toàn diện của cả thế hệ. Có thể thấy, các trung tâm, trường liên cấp, đại học tư thục đạt thành công bước đầu đều có đằng sau nhà đầu tư lớn, có nhiều tiềm năng kinh tế và có nền tảng hợp tác chặt chẽ với đối tác nước ngoài.

Trao đổi với báo chí, người sáng lập EQuest từng cho rằng, trong đầu tư kinh doanh giáo dục, rất khó tăng quy mô, tức là không xây quy mô lớn được, cả về đào tạo giáo viên lẫn xây dựng cơ sở vật chất. Với các nhà đầu tư không trường vốn hoặc phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay, khó khăn này càng tăng gấp bội. Thiếu sự chủ động về nhân lực, một số đơn vị liên kết đã từng chật vật tuyển dụng giáo viên bản ngữ và giảng viên (với các môn chuyên ngành) khi tính đến việc mở rộng quy mô, gia tăng lợi nhuận. Chưa kể, các yêu cầu về chính sách, thủ tục ngày càng khó hơn với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư ngoại ở lĩnh vực đặc thù.

Hiện, nước ta đã có 25% số trường là tư thục dân lập, khoảng 10 % trường đại học tư thục được đầu tư quy mô lớn, có cơ sở vật chất hiện đại hơn nhiều so các trường công. Đặc biệt, một số doanh nghiệp đã thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác đã dành nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đại học và nghiên cứu khoa học.

Có thể bạn quan tâm

  • Ứng dụng công nghệ Blockchain trong giáo dục và đào tạo

    12:39, 24/08/2022

  • Ninh Bình hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục

    02:13, 24/08/2022

  • Thi tìm kiếm ý tưởng ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục

    02:26, 21/08/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thí điểm đổi mới đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

    19:40, 13/08/2022

  • Bitexco đưa hình mẫu giáo dục quốc tế hàng đầu thế giới đến Hà Nội

    08:00, 12/08/2022

THÚY HẠNH