“Hồi chuông” lãng phí nhân lực ở môi trường giáo dục
Tình trạng sinh viên ra trường làm trái ngành, giáo viên nghỉ việc là "hồi chuông" về lãng phí nhân lực ở môi trường giáo dục, gia đình, doanh nghiệp, xã hội, lãng phí về niềm tin yêu với nghề nghiệp.
>>Dự án điện mặt trời chưa đưa vào sử dụng khoảng 5 tỷ USD
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) nhấn mạnh tại phiên thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, ngày 31/10.
Tán thành với nhiều nhận xét, đánh giá và giải pháp được đề cập trong báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, việc Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề này đã có tác động làm chuyển biến về nhiều mặt.
Cả nhận thức và thực tiễn đối với các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân. Nhằm góp phần hoàn thiện thêm các giải pháp đối với nội dung này, đại biểu đưa ra ý kiến về lãng phí nguồn nhân lực.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho biết, nước ta có lực lượng lao động đông đảo, đang ở vào thời kỳ dân số vàng, có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên nút thắt là ở chất lượng lao động chưa cao, nếu không có chính sách tận dụng thời kỳ dân số vàng, sẽ là lãng phí rất lớn cho cơ hội phát triển.
Đại biểu nêu rõ, chất lượng lao động là chìa khóa tăng năng suất lao động, là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất nguồn nhân lực. Đây cũng được coi là 1 trong 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Trong thời gian qua, chất lượng nguồn nhân lực đã có những bước tiến đáng trân trọng. Tuy nhiên, năng suất lao động của chúng ta so với các nước trong khu vực vẫn còn khiêm tốn, nếu không có giải pháp quyết liệt thì sẽ gây lãng phí lớn.
>>Lãng phí vô hình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
>>Vẫn còn nhiều trụ sở bỏ không
Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, tình trạng sinh viên ra trường đi làm trái ngành, giáo viên nghỉ việc là hồi chuông báo động về lãng phí nhân lực ở môi trường giáo dục, gia đình, doanh nghiệp, xã hội, thậm chí còn cho thấy có sự lãng phí về niềm tin yêu với nghề nghiệp.
Để đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, tránh lãng phí, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số kiến nghị.
Thứ nhất, khẩn trương ban hành Chiến lược phát triển nhân lực và Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021- 2030. Đề án thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Thứ hai, xây dựng Cơ chế làm cầu nối giữa thị trường lao động với hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm giải quyết vấn đề mất cân bằng cung cầu kỹ năng như Hội đồng kỹ năng nghề quốc gia, Hội đồng kỹ năng nghề theo nhóm ngành.
Ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động. Xây dựng Chiến lược nâng cao giá trị của lao động Việt Nam, từng bước nói không với nhân công giá rẻ.
Thứ ba, cùng với các chiến lược phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong nước, cần xây dựng chiến lược thu hút nguồn lực to lớn của hơn 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài; nhất là, thu hút các nhà khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản, các chuyên gia về quản trị quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị làm rõ việc chậm tiến độ Quy hoạch điện VIII
03:30, 23/10/2022
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội
03:02, 22/10/2022
Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu ba tư lệnh ngành
17:27, 21/10/2022
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ GTVT
10:00, 21/10/2022
Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm đấu giá biển số xe
05:05, 21/10/2022