Chính phủ tổ chức họp khẩn về điều hành xăng dầu
Chiều 11/11, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp khẩn về điều hành xăng dầu.
>>Có nên tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu?
Văn phòng Chính phủ vừa gửi giấy mời đến Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn: Dầu khí Việt Nam (PVN), Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil)… dự họp về điều hành thị trường xăng dầu. Cuộc họp do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đồng chủ trì.
Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh đây là cuộc họp quan trọng, đại biểu đi đúng thành phần được mời và cử tối đa 2 cán bộ tháp tùng lãnh đạo đến dự họp.
Nội dung giấy mời cho biết Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang phụ trách lĩnh vực cũng được mời dự họp.
Trao đổi bên hành lang Quốc hội về đề xuất điều hành giá xăng dầu xuống còn 5 ngày hoặc theo ngày, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) đánh giá, cần có sự tính toán cụ thể với các chuyên gia kinh tế.
Bởi niên độ điều hành giá càng ngắn thì bắt nhịp với thế giới càng nhanh, giá xăng dầu sẽ sát với thị trường quốc tế hơn. “Tuy nhiên, ở Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều khâu phân phối từ các đầu mối đến phân phối đến đại lý...", đại biểu Nguyễn Quang Huân nói.
>>Hoá giải "điểm nghẽn" thị trường xăng dầu
>>Bộ Công Thương bị "nghi oan” về giá xăng dầu?
Về việc bán nhỏ giọt xăng dầu thời gian qua, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Hiện nay, không chỉ câu chuyện của riêng Bộ Công Thương mà do công thức tính giá cơ sở xăng dầu không đáp ứng kịp giá thị trường và cơ chế sử dụng quỹ bình ổn giá mất thời gian, liên quan đến 7 bộ, ngành.
Bình luận về hệ thống phân phối xăng dầu đa tầng nấc như hiện nay, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, tổ chức của hệ thống phân phối xăng dầu ở nước ta đã đến lúc cần đánh giá lại.
Do đó, trong ngắn hạn các cơ quan chức năng cần công khai, minh bạch các số liệu xăng dầu. Chẳng hạn, Bộ Công Thương phải công bố nguồn cung xuất nhập khẩu và kiểm soát chặt chẽ.
Bộ Tài chính tính toán cơ cấu giá cơ sở, kinh doanh xăng dầu kịp thời... Bên cạnh đó, cần có biện pháp quản lý kinh doanh xăng dầu nếu có sự "bắt tay" giữa các doanh nghiệp để tạo nên sự khan hiếm xăng dầu.
Có thể bạn quan tâm
Có nên tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu?
00:00, 11/11/2022
Điều chỉnh giá xăng dầu theo ngày: "Để giá xăng trong nước bắt nhịp giá xăng thế giới"
07:11, 10/11/2022
Đồng bộ giải pháp ổn định thị trường xăng dầu
05:20, 10/11/2022
Hoá giải "điểm nghẽn" thị trường xăng dầu
05:00, 10/11/2022