Chặn “hàng dởm” trên mạng cách nào?
Mua sắm trực tuyến là xu thế được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Bên cạnh những tiện ích trong mua sắm, việc mua hàng trên mạng tiềm ẩn nguy cơ cao mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.
>>Gian nan cuộc chiến với hàng giả, hàng nhái trên “chợ mạng” dịp Tết
Người tiêu dùng cần thận trọng trước các sản phẩm online liên quan trực tiếp đến sức khỏe.
Nhiều sàn thương mại điện tử thu hút đông lượt mua như: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki… hằng tháng đều có các chương trình khuyến mãi, giảm giá mạnh đến 90%, thu hút đông người tiêu dùng thức khuya để “săn sale” với giá ưu đãi. Giới trẻ thời nay xem việc thức khuya săn hàng khuyến mãi là trào lưu, mua vô tội vạ và mua chỉ vì rẻ chứ đôi khi chưa có nhu cầu sử dụng.
Ông Đào Xuân Huy - chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử cho biết, khi cần tra cứu một sản phẩm cần mua, chỉ trong chưa đến một giây người tiêu dùng đã tiếp cận được hàng trăm sản phẩm đa dạng trên nhiều kênh mua sắm khác nhau với nhiều mức giá tốt.
Hàng hóa được quảng cáo trên sàn thương mại điện tử là hàng chính hãng, hình ảnh bắt mắt, giá tốt nhưng khi đến tay người tiêu dùng đôi khi là hàng giả, hàng kém chất lượng, giao không đúng sản phẩm, thậm chí nhận phải viên gạch hay khúc gỗ.
Theo ông Trần Giang Khuê - Trưởng văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng gặp rất nhiều cam go do website giả, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội Facebook, Zalo… bán hàng thật, hàng giả lẫn lộn.
Là doanh nghiệp trực tiếp bị ảnh hưởng bởi vấn nạn hàng dỏm, ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty thời trang Nón Sơn, bức xúc, với việc bán hàng như vậy, các sàn TMĐT đã góp phần không nhỏ quảng bá cho... hàng dởm. Đây là nỗi lo ngại của các doanh nghiệp kinh doanh chân chính vì nhiều trang TMĐT như Lazada, Shopee… ít nhiều đã được người tiêu dùng biết đến.
Ông Sơn kiến nghị cần đẩy mạnh truyền thông, hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm thật - giả để người tiêu dùng nắm rõ; cần tăng mức xử phạt hành vi bán hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng để đủ sức răn đe.
Hàng hiệu giá "bèo" được bày bán rộng rãi trên các trang thương mại điện tử.
>>“Vạch mặt” hàng giả, hàng nhái lừa dối người tiêu dùng
>>Xử lý hàng giả, hàng nhái sao cho “bén”
>>Nâng cao chế tài xử phạt vấn nạn hàng giả, hàng nhái
Liên quan đến vấn đề này, Luật gia Phan Thị Việt Thu - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM cho rằng, cần có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời với quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế… để xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng. “Về phía người tiêu dùng, nên mua hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đối với doanh nghiệp, việc hợp tác chống hàng giả, hàng lậu là quyền lợi, nhằm bảo vệ thương hiệu của chính mình”, bà Việt Thu khuyến nghị.
Được biết, để gỡ khó cho hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cùng các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử; tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu các sàn giao dịch thương mại điện tử trong quản lý hoạt động thương mại điện tử, quản lý nhà cung cấp nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam...
Ông Vũ Như Hà, Phó Cục Trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an thông tin, nhằm thực hiện hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương và hàng giả năm 2023, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động nắm chắc, dự báo sát, đúng tình hình; xác định tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm, mặt hàng, hoạt động nổi lên; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động, đề ra các giải pháp phù hợp nhằm đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách, quản lý.
Ở góc độ cơ quan quản lý, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm khẳng định để bảo vệ sự an toàn cho các thương hiệu, hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh quảng cáo lành mạnh, an toàn, cạnh tranh bình đẳng, bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo trên mạng.
"Bộ sẽ đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt trong vấn đề xử lý các vi phạm. Các doanh nghiệp quảng cáo xuyên biên giới nếu không tuân thủ luật pháp Việt Nam sẽ không được tạo điều kiện hoạt động tại Việt Nam" - ông Lâm nói.
Có thể bạn quan tâm
Nam Định: Kiên quyết đấu tranh với hàng giả, hàng kém chất lượng
00:06, 23/02/2023
Quản lý thị trường Thanh Hóa: Kiên quyết trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
16:17, 13/02/2023
Gian nan cuộc chiến với hàng giả, hàng nhái trên “chợ mạng” dịp Tết
00:06, 21/01/2023
“Vạch mặt” hàng giả, hàng nhái lừa dối người tiêu dùng
03:00, 13/01/2023
Xử lý hàng giả, hàng nhái sao cho “bén”
05:00, 09/01/2023