Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về công tác phòng chống COVID-19

NGUYỄN VIỆT 29/05/2023 03:00

Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

>>Đại biểu Quốc hội Trương Quốc Huy: Cần ủy quyền “mạnh hơn” cho địa phương

Trước đó, thảo luận về vấn đề này tại Phiên họp lần thứ 22 của  Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, trong dự thảo Nghị quyết đánh giá 6 khuyết điểm, tồn tại về huy động nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương. Ảnh: QH

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương. Ảnh: QH

Theo đó, hệ thống pháp luật chưa bao quát để điều chỉnh tình huống phát sinh; khó khăn trong phân bổ, quản lý và thanh quyết toán ngân sách nhà nước; chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; xác định tài sản của các nguồn tài trợ; chưa chủ động được nguồn vaccine…

Trong tồn tại về cơ sở y tế, y tế dự phòng cũng có một số tồn tại như nhận thức, tổ chức hệ thống, thiếu nguồn lực, trình độ chuyên môn, chính sách không thoả đáng, đầu tư y tế, cơ sở dự phòng không thoả đáng và không tương xứng,….

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng bày tỏ băn khoăn về nguyên nhân được nêu trong Nghị quyết: “nguyên nhân chính của những tồn tại trên là do hệ thống pháp luật hiện hành chưa bao quát, chưa điều chỉnh hết các quan hệ tình huống phát sinh tạo ra các khoảng trống pháp lý trong công tác phòng, chống”.

Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị chỉ rõ khoảng trống pháp luật? Hiện nay, đã có đầy đủ các luật để phòng, chống dịch bệnh cũng đã có; có chăng chỉ chưa có ở mức cao hơn trạng thái bình thường và thấp hơn tình trạng khẩn cấp?

Bên cạnh đó, khi bước vào đại dịch COVID-19, nhiều cơ quan đề nghị tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền là không công bố, nhưng thực tế đã áp dụng toàn bộ các biện pháp trong tình trạng khẩn cấp.

Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch Trần Quang Phương nhấn mạnh, nếu ghi nguyên nhân là do khoảng trống pháp lý là không có. Đồng thời nêu quan điểm, phải chăng cách vận dụng các biện pháp trước tình trạng chưa khẩn cấp và tình trạng khẩn cấp chưa nhuần nhuyễn trong thực tiễn chỉ đạo.

>>Chiều 24/5, Quốc hội họp về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%

>>Quốc hội thảo luận dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: QH

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: QH

Chưa công bố nhưng lại thực hiện tình trạng khẩn cấp là do nhận thức không thống nhất. Nhận thức không thống nhất ngay cả trong quá trình triển khai công việc, trong quá trình tổ chức thực hiện và trong giải quyết hậu quả sau này về thanh quyết toán các nguồn lực.

Băn khoăn về đánh giá này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần xem xét, đồng thời đề nghị Bộ Y tế, các cơ quan của Chính phủ cho ý kiến thêm đánh giá này. Nếu không sẽ rơi vào tình trạng làm không được thì đổ cho hệ thống pháp luật. Tuy hệ thống pháp luật vẫn còn chưa hoàn thiện, đồng bộ, nhưng chủ yếu vẫn là văn bản dưới luật và sự điều hành cụ thể.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, báo cáo của Đoàn Giám sát phải phản ánh được những vấn đề bức xúc, những vấn đề cử tri, nhân dân quan tâm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, điều kiện tiên quyết để kiểm soát được đại dịch COVID-19 là có vaccine. Theo đó, khi thực hiện chiến dịch ngoại giao vaccine, tại các chuyến công tác nước ngoài, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Chính phủ luôn tranh thủ mọi cơ hội. Nhờ đó, chiến dịch ngoại giao vaccine đã rất thành công.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: QH

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: QH

Trong báo cáo của Đoàn Giám sát, có hơn 150 triệu liều vaccine, đáp ứng 60% tổng số nguồn. Sau khi có vaccine mới triển khai tiêm phòng rất thành công, bước đầu đã kiểm soát được đại dịch COVID-19 và giúp cho việc phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội đạt được nhiều kết quả trong năm 2022.

Tuy nhiên, trước đó có ý kiến cho rằng, thời gian đầu không tiếp cận được vaccine, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế đề nghị cần làm rõ nguyên nhân của vấn đề này là do cơ chế, chính sách hay trong công tác tổ chức hiện dẫn đến tình trạng không tiếp cận được... 

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đánh giá cao báo cáo của Đoàn giám sát, đồng thời bổ sung ý kiến về chương trình “Sóng và Máy tính cho em”.

Cụ thể, Chương trình đặt ra chỉ tiêu tương đối cao, quá trình thực hiện chưa thực hiện hết được các chỉ tiêu, một số địa phương nhận nguồn lực nhưng chưa nhận được hướng dẫn cụ thể nên chưa thể triển khai được một cách hiệu quả. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị cần đánh giá kỹ hơn vấn đề này.

Ngoài ra, đối với nội dung về vấn đề Quỹ vaccine COVID-19, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết, trong báo cáo của Chính phủ, báo cáo của Bộ Tài chính chưa thấy thể hiện rõ nét việc huy động, quản lý, sử dụng Quỹ vaccine. Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh đề nghị cần bổ sung nội dung này để giúp Đoàn giám sát có cái nhìn chi tiết, tổng thể hơn, qua đó đưa ra các đề xuất tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngày 27/5, Quốc hội họp về dự án Luật Công an nhân dân sửa đổi

    21:30, 26/05/2023

  • Ngày 26/5, Quốc hội họp về chính sách đặc thù phát triển TP. HCM

    00:26, 26/05/2023

  • Đại biểu Quốc hội Trương Quốc Huy: Cần ủy quyền “mạnh hơn” cho địa phương

    11:56, 25/05/2023

NGUYỄN VIỆT