Hoàn thiện chính sách và đội ngũ để bảo vệ sức khỏe nhân dân tốt hơn

NGUYỄN VIỆT 29/05/2023 16:10

Nhìn về phía trước, việc cần làm là hàn gắn những vết thương, hoàn thiện chính sách và đội ngũ để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân tốt hơn. 

>>Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về công tác phòng chống COVID-19

Đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu (TP. HCM) chia sẻ tại phiên thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, ngày 29/5.

Đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu (TP. HCM). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu (TP. HCM). Ảnh: QH

Đại biểu Tô Thị Bích Châu đề nghị cần có cơ chế phân cấp hợp lý hơn, giao thẩm quyền cho Chính phủ phân cấp cho UBND các tỉnh thành trong những trường hợp “chống dịch như chống giặc”, khẩn cấp và không chồng lấn, để kịp thời trong phản ứng, giúp đỡ tốt nhất cho người dân, tránh trường hợp “nước xã không cứu được lửa gần”.

“Đề nghị cần rà soát, mở rộng để có những quy định vinh danh những hành động đột xuất, những nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ tài lực, vật lực, những tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp chắt chiu đóng góp ủng hộ cho các nguồn quỹ chống dịch, chăm lo cho hệ thống y tế hoặc các túi an sinh cho người dân”, đại biểu Tô Thị Bích Châu nói.

>>Đại biểu Quốc hội Trương Quốc Huy: Cần ủy quyền “mạnh hơn” cho địa phương

>>Quốc hội thảo luận dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Góp ý về chế độ, chính sách cho nhân viên y tế cơ sở, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng, hiện chế độ lương cho nhân viên y tế cơ sở được áp dụng từ năm 2004 đã gần 20 năm, chế độ phục cấp đều đã được áp dụng hơn 10 năm.

Do đó, đại biểu Trần Thị Nhị Hà đề nghị đưa các nội dung ban hành quy định lương và phụ cấp vào nội dung cần thực hiện ngay về chính sách đối với cán bộ tuyến y tế cơ sở. 

Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85 về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập, hiện nay đã hết hiệu lực, như vậy theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà rất cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về những vấn đề tự chủ và cơ chế tài chính cho lĩnh vực y tế, trong đó chú trọng phân loại từng mức độ tự chủ một phần chi thường xuyên và cơ chế khuyến khích các đơn vị thực hiện tự chủ với trạm y tế.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội). Ảnh: QH

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà nhận thấy, mấu chốt vấn đề để giải quyết triệt để bài toán y tế cơ sở là cần một cơ chế tài chính theo vốn ngân sách nhà nước cấp đủ kinh phí nhằm đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên cho các đơn vị y tế cơ sở.

Chênh lệch giữa thu dịch vụ và chi phí trực tiếp thực hiện dịch vụ cho đơn vị được phép giữ lại để sử dụng theo quy định nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. 

“Đồng thời, đề nghị Chính phủ xây dựng một đề án riêng cho Trạm y tế xã với mục tiêu đến năm 2030, các trạm y tế xã có đủ cơ sở vật chất, nhân lực theo tiêu chí của từng địa bàn, khu vực, theo bán kính phục vụ, đảm bảo tính căn cơ và lâu dài”, đại biểu Trần Thị Nhị Hà nói.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP. HCM). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TP. HCM). Ảnh: QH

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP. HCM) đánh giá, dịch bệnh COVID-19 vừa qua là phép thử cho thấy hiện trạng và thực lực của ngành y tế. Cụ thể, trong quản lý chưa phân biệt được giữa dịch bệnh chưa gặp lần nào với dịch bệnh thông thường. Với những quy định pháp luật vào thời điểm đó khó có thể thực hiện mua được vaccine.

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, vướng mắc là ở quy chế đấu thầu. Tuy nhiên, trong Luật Đấu thầu đang được thảo luận cũng chưa thấy cách nào để gỡ rối. Đến nay, trong tình trạng bình thường mà các cơ sở điều trị còn thiếu thuốc, thiếu vaccine… thì không biết bao giờ tình trạng này mới khắc phục được. 

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, trong việc quản lý nguồn lực còn có nhiều điểm nghẽn trong sử dụng. “Cùng với đó còn có những chính sách cần được nhìn nhận lại như trong lúc thiếu vaccine lại không cho phép tiêm dịch vụ hay như lúc thiếu thuốc điều trị thì Bộ Y tế lại chậm trễ trong cấp số đăng ký thuốc, dẫn đến tình trạng mua bán bên ngoài và đẩy giá”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về công tác phòng chống COVID-19

    03:00, 29/05/2023

  • Ngày 27/5, Quốc hội họp về dự án Luật Công an nhân dân sửa đổi

    21:30, 26/05/2023

  • Ngày 26/5, Quốc hội họp về chính sách đặc thù phát triển TP. HCM

    00:26, 26/05/2023

  • Đại biểu Quốc hội Trương Quốc Huy: Cần ủy quyền “mạnh hơn” cho địa phương

    11:56, 25/05/2023

NGUYỄN VIỆT