Giải pháp cho đường sắt tốc độ cao: “Xương sống” đường sắt tại Trung Quốc
Vào đầu thế kỷ 21, Trung Quốc không có đường sắt cao tốc. Tuy nhiên ngày nay, đó là một bức tranh hoàn toàn khác. Quốc gia đông dân nhất thế giới sở hữu mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.
>>Bộ Giao thông Vận tải nói gì về tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân?
Trung Quốc đến nay đã có gần 37.900 km đường sắt cao tốc tỏa khắp đất nước, kết nối toàn bộ các cụm siêu đô thị quan trọng, trong đó một nửa được hoàn thành chỉ trong 5 năm qua. Tổng chiều dài của mạng lưới dự kiến tăng gấp đôi, lên 70.000 km vào năm 2035.
Đẩy nhanh các hoạt động kinh tế
Một trong những ưu tiên là các hệ thống đường sắt cao tốc được xây dựng ở các khu đô thị lớn, nhất là khu vực châu thổ sông Châu Giang (Pearl River), sông Dương Tử và vùng Kinh tế Bohai (Bohai Economic Rim). Tất cả các tuyến đường sắt liên tỉnh này đều có chiều dài dưới 500 km.
Tốc độ chạy tàu tối đa là 200-250 km/giờ và một số tuyến có thể đạt 350km/giờ. Các tuyến này đã giúp tăng cường sự lưu thông giữa các khu vực và mang lại lợi ích cho một số thành phố vệ tinh xung quanh. Ví dụ, tàu tốc hành Bắc Kinh-Thiên Tân đã giúp đẩy nhanh phát triển kinh kế khu vực Thiên Tân và thu hẹp khoảng cách giá bất động sản giữa hai khu vực.
Đường sắt cao tốc đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và tăng nhu cầu về bất động sản ở các thành phố và khu vực có đường sắt đi qua. Mạng lưới vận chuyển quy mô lớn này có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc do đặc điểm địa hình nhiều hướng, đông dân và mất cân bằng kinh tế đáng kể giữa các vùng khác nhau.
Việc xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc đã giúp thúc đẩy các hoạt động kinh tế ở miền Trung và miền Tây Trung Quốc, mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho các khu vực hiện tại và về lâu dài. Qua đó, khoảng cách địa lý được thu hẹp, dẫn tới thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế đang chênh lệch giữa các thành phố sâu trong nội địa và các thành phố duyên hải. Khi các điều kiện sống được cải thiện, chắc chắn đầu tư bất động sản cũng tăng lên ở các thành phố hạng 2 và 3 dọc theo tuyến đường sắt cao tốc. Các thành phố lớn được hưởng lợi gồm Vũ Hán, Trường Sa, Trịnh Châu, khu vực miền Trung, Tây An, Thành Đông và Trùng Khánh ở phía Tây.
>>Hải Phòng: Đường sắt sẽ “giải cứu” đường bộ
>>Sẽ khôi phục tuyến đường sắt nhiều năm bị "bỏ quên" ở Nghệ An?
>>Hai phương án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Mở rộng không gian sống tới các vùng lân cận
Trong khi giá bất động sản ở các thành phố hạng 1 cao hơn giá bất động sản ở các thành phố hạng 2 và hạng 3 và các thành phố vệ tinh có những hoạt động phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, xét về lâu dài, việc xây dựng các các tuyến đường sắt cao tốc đã thu hẹp khoảng cách về giá. Ví dụ, khoảng cách về giá giữa Bắc Kinh và Thiên Tân được thu hẹp, do sự phát triển nhanh chóng của Thiên Tân và khai thác tuyến tàu nhanh Bắc Kinh-Thiên Tân.
Cơ chế đầu tư hiện nay của Trung Quốc là kết hợp hài hòa giữa cơ chế kiểm soát và điều chỉnh đầu tư; Thiết lập hệ thống đánh giá hoạt động ngân sách tài chính để quản lý hiệu quả quỹ công… Trung Quốc cũng định nghĩa rõ các mục đầu tư của Chính phủ và cho phép tư nhân quyền đầu tư độc lập. Không chỉ vậy, nước này thành lập hệ thống để điều tra rõ trách nhiệm người đưa ra quyết định đối với mỗi khoản đầu tư.
Trong thập kỷ tới, hàng trăm triệu người sẽ di cư đến các thành phố và dân số đô thị sẽ tăng lên đáng kể. Các khu vực ở Trung Quốc trở nên tập trung hơn, như vậy thì chỉ có các tàu cao tốc mới có thể giải quyết căn bản vấn đề giao thông. Trung Quốc còn thiếu tài nguyên và đường sắt sẽ là giải pháp sử dụng ít tài nguyên đất, có hiệu suất năng lượng cao hơn và sẽ giữ vai trò kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, trong những năm tới.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Đường sắt sẽ “giải cứu” đường bộ
07:54, 14/06/2023
Sẽ khôi phục tuyến đường sắt nhiều năm bị "bỏ quên" ở Nghệ An?
05:46, 01/06/2023
Ngành đường sắt “đau đầu” với bài toán đầu máy, toa xe
03:30, 26/04/2023