Ba ưu tiên rà soát cải cách TTHC cho doanh nghiệp, người dân

THY HẰNG 19/07/2023 15:00

Thủ tướng nêu 3 ưu tiên rà soát trong cải cách hành chính gồm rà soát hệ thống văn bản pháp luật, rà soát thủ tục mà người dân, doanh nghiệp cần và rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức.

>>>Tránh phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong giải quyết TTHC cho doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ chúng ta cần nỗ lực, cố gắng, quyết tâm hơn nữa trong công tác CCHC, đem lại hiệu quả thiết thực, cụ thể, cao hơn nữa cho người dân, đưa đất nước tiếp tục phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ chúng ta cần nỗ lực, cố gắng, quyết tâm hơn nữa trong công tác CCHC, đem lại hiệu quả thiết thực, cụ thể, cao hơn nữa cho người dân, đưa đất nước tiếp tục phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ chúng ta cần nỗ lực, cố gắng, quyết tâm hơn nữa trong công tác CCHC, đem lại hiệu quả thiết thực, cụ thể, cao hơn nữa cho người dân, đưa đất nước tiếp tục phát triển.

Còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh chính quyền phải mang lại cảm hứng, truyền động lực, huy động được nguồn lực của người dân, bởi nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tính từ năm 2021 đến nay, các bộ, cơ quan ngang bộ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 2.352 quy định kinh doanh tại 191 văn bản; đã thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa 470 quy định kinh doanh tại 56 văn bản quy phạm pháp luật, đạt 41%.

6 tháng đầu năm, thống kê, cập nhật, kế hoạch CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ đã đề ra 845 nhiệm vụ, UBND các tỉnh, thành phố đã đề ra 3.003 nhiệm vụ. Tính đến ngày 21/6/2023, các bộ, ngành Trung ương đã hoàn thành 296 nhiệm vụ, đạt tỉ lệ 35% so với kế hoạch; UBND các tỉnh, thành phố đã hoàn thành 1.384 nhiệm vụ, đạt tỉ lệ 46% so với kế hoạch đề ra.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo nêu rõ những kết quả nổi bật trong 6 lĩnh vực lớn của công tác CCHC: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Về cải cách thể chế, các bộ, cơ quan đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 11 luật, nghị quyết; xem xét, cho ý kiến lần 2 đối với 1 dự án luật; cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật.

Về công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp đã có báo cáo thẩm định đối với 13 đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và 71 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ Tư pháp đã kiểm tra theo thẩm quyền đối với 2.043 văn bản, tăng 675 văn bản so với 6 tháng đầu năm 2022. Tại địa phương, có 241 văn bản cần phải xử lý sau kiểm tra, 1.722 văn bản cần phải xử lý sau rà soát; đến nay, cơ bản các văn bản trên đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Trong cải cách TTHC, trong quý II/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 quyết định phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 47 quy định kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công an tại 10 văn bản quy phạm pháp luật. Tính từ năm 2021 đến nay, các bộ, cơ quan ngang bộ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 2.352 quy định kinh doanh tại 191 văn bản; đã thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa 470 quy định kinh doanh tại 56 văn bản quy phạm pháp luật, đạt 41%.

Cũng trong quý II/2023, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 1.129 quyết định công bố 14.716 TTHC, danh mục TTHC để cập nhật, niêm yết tại nơi giải quyết và đã công khai 11.581 TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, đến nay, đã có 31,16% kết quả giải quyết TTHC được cấp bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng; 66,48% hồ sơ TTHC được số hóa.

62/63 địa phương và 10/21 bộ, ngành đã thực hiện hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh và kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tính từ năm 2021 đến nay, các bộ, cơ quan ngang bộ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 2.352 quy định kinh doanh tại 191 văn bản; đã thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa 470 quy định kinh doanh tại 56 văn bản quy phạm pháp luật, đạt 41%.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết tính từ năm 2021 đến nay, các bộ, cơ quan ngang bộ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 2.352 quy định kinh doanh tại 191 văn bản.

Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng chỉ ra những tồn tại, hạn chế như hoạt động chỉ đạo, điều hành về CCHC ở một số nơi còn hình thức, chưa quyết tâm, thiếu quyết liệt, chưa sát tình hình, hiệu quả chưa cao; vẫn còn tình trạng nợ đọng, chậm tham mưu các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản quy định chi tiết thi hành.

Cải cách TTHC còn chậm, nhiều quy định kinh doanh, TTHC, giấy tờ công dân đã được phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa nhưng chưa được cắt giảm, đơn giản hóa; hơn 600 TTHC chưa được phân cấp; TTHC trong một số lĩnh vực còn nhiều rào cản, quy định chồng chéo; công khai, minh bạch TTHC của một số bộ, ngành, địa phương chưa nghiêm; tỉ lệ số hóa hồ sơ, giấy tờ TTHC còn thấp; cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số nơi còn hình thức; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực.

Về kỷ luật, kỷ cương hành chính còn xảy ra tình trạng sợ, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; một số công chức, viên chức thiếu động lực để giải quyết công việc cho người dân. Việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu là cơ học, chưa được như mong muốn; cơ chế tự chủ tại đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn bất cập. Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở nhiều cơ quan, địa phương còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Nhiều bộ, ngành, địa phương xây dựng Chính phủ điện tử hiệu quả chưa cao, thậm chí còn hình thức; an ninh, an toàn thông tin chưa được quan tâm đúng mức.

Thủ tướng cho rằng những tồn tại, hạn chế trên có nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trong đó chủ quan là chủ yếu. Một số nơi chưa quyết liệt, thiếu sáng tạo, chưa phát huy được vai trò người đứng đầu; nắm bắt tình hình, phản ứng chính sách ở một số bộ, ngành chưa kịp thời; việc triển khai công việc thiếu trọng tâm, trọng điểm.

>>>Bộ Tài chính và doanh nghiệp đối thoại về TTHC thuế, hải quan 2022

3 ưu tiên rà soát

Thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh 3 nhiệm vụ ưu tiên cần rà soát trong công tác CCHC. Thứ nhất, rà soát hệ thống các văn bản pháp luật để xác định những vướng mắc cần giải quyết (ở đâu, nội dung nào, ai giải quyết, thời hạn bao lâu).

Cải cách TTHC còn chậm, nhiều quy định kinh doanh, TTHC, giấy tờ công dân đã được phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa nhưng chưa được cắt giảm, đơn giản hóa

Cải cách TTHC còn chậm, nhiều quy định kinh doanh, TTHC, giấy tờ công dân đã được phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa nhưng chưa được cắt giảm, đơn giản hóa.

Thứ hai, rà soát những thủ tục mà được người dân, doanh nghiệp quan tâm trong giai đoạn hiện nay về lĩnh vực đất đai, thuế, phí, xuất nhập khẩu, hải quan, tín dụng…, xử lý các vướng mắc để thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Thứ ba, rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức, những ai vi phạm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai thì phải xử lý theo quy định; những người làm tốt, vì dân, vì nước thì khen thưởng, động viên kịp thời.

Thủ tướng nhấn mạnh cần cương quyết bãi bỏ những quy định rườm rà, những gì pháp luật không cấm thì để người dân, doanh nghiệp làm và khuyến khích đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung, không ban hành thêm các văn bản để cản trở, làm tăng chi phí tuân thủ cũng như khả năng phát sinh tiêu cực…

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra kiểm tra, thanh tra, giám sát công vụ; tổ chức quán triệt các chỉ đạo của phiên họp hôm nay tới tận cơ sở; rà soát xem các chỉ đạo, điều hành vừa qua đã tạo chuyển biến đến đâu trong thực tế để điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp tình hình. Người đứng đầu các cấp phải xác định CCHC là một nhiệm vụ trọng tâm trong thực thi nhiệm vụ, đây cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá cán bộ.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh chính quyền phải mang lại cảm hứng, truyền động lực, huy động được nguồn lực của người dân

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh chính quyền phải mang lại cảm hứng, truyền động lực, huy động được nguồn lực của người dân.

Về các nhiệm vụ chung, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đổi mới phương thức, cách làm và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ CCHC được giao. Tăng cường đối thoại, đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp.

Khẩn trương triển khai hiệu quả các chỉ đạo về cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách TTHC trong cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục và tương đương, trình Thủ tướng. Thực hiện có hiệu quả quy định mới của Chính phủ tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế; cơ cấu lại theo vị trí việc làm.

Có thể bạn quan tâm

  • Tránh phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong giải quyết TTHC cho doanh nghiệp

    08:59, 19/07/2023

  • Bộ Tài chính và doanh nghiệp đối thoại về TTHC thuế, hải quan 2022

    19:18, 22/11/2022

  • Thay đổi tích cực trong giải quyết TTHC

    10:30, 12/08/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Yêu cầu bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa

    20:19, 21/12/2021

THY HẰNG