Giải pháp nào đối với rút bảo hiểm xã hội một lần?
Phương án 1 sẽ đáp ứng được mục tiêu không rút bảo hiểm xã hội một lần. Còn phương án 2 thì vẫn chưa thực sự rõ ràng.
>>Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): 8 Hiệp hội đề xuất giảm tỉ lệ đóng
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thuý (TP. HCM), Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. HCM đánh giá về hai phương án liên quan đến rút bảo hiểm xã hội một lần.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 23/10, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trong bối cảnh thời gian qua vì kinh tế khó khăn, mà nhiều người lao động muốn rút bảo hiểm xã hội một lần để giải quyết một số vấn đề trước mắt.
Đáng chú ý tại dự thảo trình Quốc hội để chuẩn bị cho kỳ họp, Chính phủ tiếp tục đưa ra hai phương án liên quan vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần.
Theo đại biểu Trần Thị Diệu Thuý, qua lấy ý kiến hầu hết cán bộ công đoàn cơ sở, công nhân, người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội đều đề ngh phương án 1 (người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được áp dụng theo luật hiện hành) tức là vẫn được rút bảo hiểm xã hội một lần.
Còn những người tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật sửa đổi có hiệu lực sẽ không được rút, trừ một số trường hợp cụ thể. Những người chưa đóng đủ thời gian hưởng lương hưu sẽ được nhận mức trợ cấp hàng tháng.
"Phương án 1 sẽ đáp ứng được mục tiêu cho khoảng 20 - 30 năm tới sẽ không còn câu chuyện rút bảo hiểm xã hội một lần để đảm bảo an sinh xã hội. Còn với phương án 2, việc cho rút bảo hiểm xã hội một lần tối đa 50% và giữ lại 50% vẫn chưa thực sự rõ ràng", đại biểu Trần Thị Diệu Thuý nói.
Đại biểu Trần Thị Diệu Thuý cũng đề nghị nên nghiên cứu để có thêm các điều khoản ưu đãi cho những người tham gia bảo hiểm xã hội suốt đời lao động. Trong đó có thể xem xét việc người lao động không rút bảo hiểm xã hội lần nào thì được hưởng mức lương hưu cao hơn mức tối đa 75%.
Đồng thời, nên có khoản thưởng 5 - 7% mức hưởng lương hưu để tạo sức hấp dẫn, giúp người lao động gắn bó với bảo hiểm xã hội trong suốt đời lao động, an tâm khi về hưu.
"Các chính sách đi kèm cho người lao động phải cao hơn rất nhiều người đã từng rút bảo hiểm xã hội một lần và phải làm cho họ an tâm, không phải lo lắng gì khi về hưu", đại biểu Trần Thị Diệu Thuý bày tỏ.
Còn theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội, hai phương án Chính phủ trình Quốc hội không có điểm gì mới so với khi lấy ý kiến dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
>>Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Không nên quy định cho rút hết BHXH một lần
>>Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Cần làm rõ hành vi trốn đóng BHXH
Cụ thể, với phương án 1 cho thấy những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi luật sửa đổi có hiệu lực có thể sẽ được hưởng chính sách khác so với người lao động tham gia sau. “Do đó, cần đánh giá tác động kỹ lưỡng, lấy ý kiến người lao động, tổ chức công đoàn để xem quan điểm của họ về phương án này như thế nào”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất.
Như vậy, sẽ tránh được việc quy định đưa ra nhưng không nhận được sự đồng thuận của người lao động, thậm chí kéo theo việc suy giảm niềm tin, dẫn đến họ lại ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần.
Với phương án 2, theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất đưa ra chưa thực sự thuyết phục. Do đó, cần tính đến phần tiền chủ sử dụng lao động, người lao động đóng vào quỹ hưu trí và tách thành hai phần, trong đó một phần cứng và một phần mềm.
Đối với phần cứng, người lao động sẽ không được rút, còn với phần mềm sẽ coi như một khoản tiết kiệm của người lao động và sẽ được rút bất cứ lúc nào.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa Ông Nghĩa cũng kiến nghị nên tính toán quy định việc rút bảo hiểm xã hội một lần theo lứa tuổi. Trong đó, với những người lao động trên 40 tuổi có thể tính xem xét lại điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần sau 6 tháng nghỉ việc, mất việc mà không tìm được việc làm lại. Với những người dưới 40 tuổi cần kéo dài thời gian ra để khuyến khích họ quay trở lại thị trường lao động.
Vẫn theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, hiện nay do quá khó khăn, không có nguồn thu nhập nào khác nên người lao động mới phải rút bảo hiểm xã hội một lần.
“Do đó, có thể nghiên cứu cho người lao động thế chấp thời gian đóng bảo hiểm xã hội để vay vốn tạo việc làm, làm ăn. Hoặc có thể cộng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với đóng tự nguyện để hưởng hưu trí về sau”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói.
Hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lầnPhương án 1: dành cho hai nhóm người lao động khác nhau. Nhóm 1: những người đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, có nhu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Nhóm 2: người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực trở đi thì không được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Chỉ giải quyết trong các trường hợp: đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu, ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định. Phương án 2: sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà có nhu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian còn lại được bảo lưu để tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. |
Có thể bạn quan tâm
Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Không nên quy định cho rút hết BHXH một lần
03:30, 14/10/2023
Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Cần làm rõ hành vi trốn đóng BHXH
03:30, 16/07/2023
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Đề nghị giữ nguyên quy định về tuổi nghỉ hưu
20:38, 21/06/2023
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): 8 Hiệp hội đề xuất giảm tỉ lệ đóng
00:00, 08/05/2023