Vì sao xã hội hoá nhưng giá sách giáo khoa vẫn cao?
Trong quá trình xã hội hoá sách giáo khoa đã có nhiều vấn đề cần đặt ra.
>>Cử tri và nhân dân có quyền được biết tiến độ thực hiện các lời hứa trước Quốc hội
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục về chương trình đổi mới sách giáo khoa tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4, ngày 8/11.
Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà, đây là vấn đề rất quan trọng đã được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và tranh luận.
“Xã hội hoá sách giáo khoa là chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của Quốc hội và Chính phủ để nhằm thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học biên soạn và phát triển trí lão của học sinh", đại biểu Phạm Văn Hoà nói.
Tuy nhiên, thời gian qua trong quá trình xã hội hoá sách giáo khoa đã có nhiều vấn đề cần đặt ra. Như một đại biểu Quốc hội đã từng bày tỏ, xã hội hoá như thế nào mà giá sách giáo khoa lại tăng. Vì, theo quy luật, khi xã hội hoá thì giá phải giảm. Đây là điều rất bất cập.
Vẫn theo đại biểu Phạm Văn Hoà, Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, SGK giao nhiệm vụ cho Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK nhà nước và Nghị quyết số 122/2020/QH14 về kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Trong đó quy định: "Khi thực hiện biên soạn SGK theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một SGK được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biên soạn SGK sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó" của Quốc hội cũng không quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo không được quyền sản xuất sách giáo khoa.
Đại biểu Phạm Văn Hoà đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên biên soạn sách giáo khoa riêng cho bộ giáo dục để cùng cạnh tranh với các nhà xuất bản, nhà sản xuất sách giáo khoa khác. Vì sách giáo khoa là mặt hàng định giá có trong quy định Luật Giá, nhưng lại không chủ động, không “chủ quyền” biên soạn sách giáo khoa mà lại để các nhà xuất bản khác quy định giá thì làm sao có thể hạ giá được sách giáo khoa.
>>Đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm thực hiện tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW
>>Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc: Thể chế tốt thì "khai thông" các nguồn lực và giúp “tiền đẻ ra tiền”
Nhiều phụ huynh ví von: “Mỗi năm đến hè học sinh lòng man mác buồn. Còn mỗi năm đến trường phụ huynh lòng man mác buồn”. Tại sao phụ huynh buồn? Họ có hai nỗi buồn, đó là khó mua sách và giá sách cao.
Từ đó đại biểu Phạm Văn Hoà đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên biên soạn và in một bộ sách giáo khoa riêng và coi đây là bộ sách giáo khoa chung của nhà nước và cùng cạnh tranh lành mạnh với tất cả các nhà xuất bản sách giáo khoa khác. Để khi cần thiết định giá thì nhà nước sẽ trợ giá cho bộ sách giáo khoa, và chúng ta có thể ‘tiến lên” đến một giai đoạn nào đó thì nhà nước sẽ không thu phí sách giáo khoa mà trợ cấp hoàn toàn, thậm chí tiến tới không thu học phí đối với học sinh phổ thông.
Trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Văn Hòa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trong thực tế giá sách giáo khoa khi xã hội hóa chưa rẻ như mong muốn. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thẩm định về mặt chuyên môn. Còn vấn đề tài chính thì duyệt giá trên cơ sở kê khai của các nhà xuất bản. Về vấn đề biên soạn sách giáo khoa của Nhà nước, Bộ trưởng cho biết đã bày tỏ đầy đủ quan điểm về vấn đề này trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội tại Kỳ họp.
Có thể bạn quan tâm
Cử tri và nhân dân có quyền được biết tiến độ thực hiện các lời hứa trước Quốc hội
11:04, 06/11/2023
Đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm thực hiện tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW
13:09, 01/11/2023
Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc: Thể chế tốt thì "khai thông" các nguồn lực và giúp “tiền đẻ ra tiền”
11:40, 01/11/2023