Đối phó với COVID-19 hiện tại và tương lai
Việt Nam có thể tận dụng hạ tầng chất lượng cao và đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm ở nhiều công ty công nghệ cao để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất vaccine.
Tiến sĩ Phạm Công Hiệp - Giảng viên cấp cao và Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu tại Đại học RMIT Việt Nam cho biết dù Nanogen, một trong hai doanh nghiệp trong nước tham gia nghiên cứu và phát triển vaccine COVID-19, đã đến được giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng vaccine Nano Covax, đơn vị này vẫn chưa được phê duyệt sản xuất đại trà.
“Một khi chạy hết công suất, doanh nghiệp này có thể sản xuất từ 20 đến 30 triệu liều, và lên tới 100 triệu liều mỗi năm, đáp ứng được cả nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu”, Tiến sĩ Hiệp nói.
Theo Tiến sĩ Hiệp, “dù Nanogen cho thấy có thể đáp ứng được nhu cầu vaccine trong nước, doanh nghiệp này vẫn chưa được phê duyệt sử dụng rộng rãi trong khi tình hình COVID-19 toàn cầu đang diễn biến xấu đi và cần hướng tiếp cận chủ động hơn nhằm đảm bảo nguồn cung vaccine đầy đủ cho tương lai gần”.
Tiến sĩ Hiệp cho biết, Chính phủ rõ ràng đang rất quyết đoán trong việc biến Việt Nam thành nguồn cung cấp vắc xin cho toàn thế giới thông qua các thoả thuận chuyển giao công nghệ, cũng như nghiên cứu và phát triển trong nước.
“Bộ Y tế đã duyệt hàng loạt sáng kiến chuyển giao và sản xuất vaccine (Quyết định 2301/QĐ-BYT) nhằm tăng tốc sản xuất vắc xin tại Việt Nam lên khoảng 200 triệu liều vào nửa đầu 2022”, Tiến sĩ Hiệp phân tích. “Thêm vào đó, Việt Nam đã thành công ký kết chuyển giao công nghệ với Nhật Bản và Nga. Chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik từ Nga dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối 2021”.
Tham gia vào chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu, theo Tiến sĩ Hiệp, sẽ còn giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu chiến lược.
Thứ nhất,Việt Nam có thể tận dụng lợi thế hạ tầng chất lượng cao ở các khu công nghiệp cũng như đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm ở nhiều công ty công nghệ cao để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất vaccine.
Thứ hai, có thể làm chủ phương thức sản xuất vắc xin phức tạp và thể hiện năng lực sản xuất vắc xin thế giới với số lượng lớn có thể giúp Việt Nam đảm bảo đạt chỉ tiêu đủ vaccine COVID-19 cho ít nhất 70% dân số đến quý 2/2022.
Thứ ba, điều này có thể đóng góp vào việc giảm thiếu hụt toàn cầu và giúp vaccine dễ tiếp cận hơn với các quốc gia kém phát triển hơn như Việt Nam.
“Quan trọng là tham gia vào chuỗi cung ứng vaccine có thể nâng cao năng lực đối phó với đại dịch trong tương lai cho đất nước vì COVID-19 có thể không phải là đại dịch cuối cùng”. - Tiến sĩ Phạm Công Hiệp nói.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp và Ngân hàng kẹt giữa vòng vây dịch bệnh COVID-19
12:00, 18/08/2021
Thêm tín hiệu tích cực trong việc nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19
11:08, 18/08/2021
COVID-19: Miễn, giảm tiền thuê mặt bằng là hỗ trợ thiết thực
21:27, 17/08/2021
4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó dịch COVID-19
20:13, 17/08/2021
Phát hiện, thu giữ lượng lớn bộ test nhanh, thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu
16:30, 17/08/2021
Chống COVID-19: Chỉ cần toàn dân ý thức và trách nhiệm...
13:25, 17/08/2021
Vì sao TP.HCM điều chỉnh tháp 5 tầng điều trị COVID-19 xuống còn 3 tầng?
11:38, 17/08/2021
“2 xây, 3 chống” ngăn dịch COVID-19 của Nghệ An được thực hiện ra sao?
11:00, 17/08/2021
Tiêm vaccine COVID-19, người dân nhận chứng thực điện tử sau 60 phút
09:40, 17/08/2021
Sau COVID-19, cơ hội mới sẽ dành cho các startup nào?
05:28, 17/08/2021
Quảng Ninh "chặn" dịch COVID-19 xâm nhập vào khu vực cửa biển
16:54, 16/08/2021