TP HCM mời người dân ở lại và quay lại thành phố: Cần những hành động cụ thể!

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 04/10/2021 12:35

Giữ chân người dân ở lại và quay trở lại TP HCM cần phải có những hành động cụ thể, sát sao, thiết thực.

Đó là chia sẻ của các chuyên gia, doanh nghiệp với lãnh đạo TP HCM về những trăn trở, lo lắng thiếu nguồn lao động để phục hồi sản xuất, phục hồi nền kinh tế… sau kế hoạch thực hiện nới lỏng gian cách kể từ ngày 1/10/2021.

Giữ chân người dân ở lại và quay trở lại TP trong lúc này không thể dùng mãi “mệnh lệnh”, hay “nói suông”, mà cần phải có những hành động cụ thể, sát sao, thiết thực, đủ để người dân tin tưởng mà ở lại.

Người dân rời TP HCM về quê.

Hành động phải cụ thể, thiết thực

PGS. TS. Dương Hoa Xô - Phó Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM cho biết, ông chia sẻ những trăn trở và lo lắng của lãnh đạo TP HCM về việc không thể giữ chân người dân ở lại TP để chung tay với TP phục hồi sản xuất, phục hồi nền kinh tế trong những ngày vừa qua. Việc người dân về quê tự phát sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các kịch bản phục hồi kinh tế của TP, bởi người lao động là lực lượng góp phần  tạo ra của cải vật chất, đóng góp vào sự phát triển của TP HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Cũng theo ông Xô, tuy nhiên, bài toán giải quyết giữ chân người lao động ở lại TP và trở lại làm việc lại có vẻ như chung chung và chưa rõ ràng. Chúng ta đang thiếu các giải pháp và hành động cụ thể cho cả ngắn hạn lẫn trung và dài hạn. Giữ người dân ở lại nhưng bằng cách nào? Ai đảm bảo cuộc sống cho người dân (ăn, ở, sinh hoạt, tiền nhà, điện nước)? Nguồn kinh phí hỗ trợ từ đâu, bao nhiêu? Thời gian hỗ trợ từ khi nào, và hỗ trợ trong bao lâu? Tất cả những liệt kê trên cần phải cụ thể, rõ ràng để người lao động nắm được. "Người lao động có thể ăn Mỳ, ăn rau cả tháng nhưng con cái của họ (trẻ nhỏ) không thể thiếu “sữa” một ngày. Họ không thể an tâm ở lại nếu cuộc sống không đảm bảo" - ông Xô nói.

Dẫn chứng về 3 gói hỗ trợ cho người dân TP HCM vừa qua, ông Xô cho rằng, ở 2 gói hỗ trợ lần đầu trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập. Những tồn tại cũ chưa kịp rút kinh nghiệm thì ở lần 3 cũng lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều mà báo chí đã phản ánh trong những ngày qua. Đơn cử, khi TP thực hiện gói hỗ trợ lần 3, quận Gò Vấp lại có hàng trăm trường hợp người nhận hỗ trợ đều sinh năm 1901, là hết sức quan ngại. Lỗi do đánh máy trong quá trình nhập dữ liệu có thể bỏ qua, nhưng liệu chúng ta có dám khẳng định 100% không bỏ sót đối tượng? 

Do đó, theo ông Xô, để thực hiện tốt điều này, trước tiên chúng ta “cần thống kê ngay nhu cầu của các doanh nghiệp có người lao động trở về quê và nên có biện pháp tập trung theo danh sách để xin phép trở lại TP. Tuy nhiên, cần đảm bảo các biện pháp an toàn chống dịch chứ không phải biện pháp rào chắn và ngăn đường giữa các tỉnh. Bên cạnh đó, phía doanh nghiệp cần chủ động trong việc xe đưa đón (nếu cần), cũng như đề xuất việc tiêm vaccine đối với lao động trở lại TP. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề khó do vấn đề thiếu vaccine nên cần có sự ưu tiên của Chính phủ cho TP HCM - đầu tàu kinh tế của cả nước".

Bên cạnh đó, phía doanh nghiệp cần chủ độngp/trong việc xe đưa đón (nếu cần), cũng như đề xuất việc tiêm vaccine đối với lao động trở lại Thành phố.

Doanh nghiệp cần chủ động trong việc xe đưa đón (nếu cần), cũng như đề xuất việc tiêm vaccine đối với lao động trở lại thành phố.

Cần "phao cứu sinh" cho người dân, doanh nghiệp

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó chủ tịch thường trực Câu lạc bộ doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (DAA Việt Nam), cho rằng người lao động bỏ TP về quê để tự cứu mình là bản năng sinh tồn. Họ không thể an tâm ở lại khi mà mọi thứ đều thiếu thốn.

"Những ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lý của người lao động trong lúc này chính là họ phải duy trì cuộc sống bắt đầu từ con số 0. Bởi, trong suốt 4 tháng qua, họ đã quá cực khổ, và không có bất cứ một phao cứu sinh “chắc chắn” nào để họ dựa dẫm, làm động lực, để bám trụ. Con đường về quê là giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất để họ và những người thân trong gia đình có thể phục hồi lại tinh thần cũng như sinh lực để sẵn sàng cho những dự định tiếp theo" - ông Hoàng Anh nói.

Cũng theo ông Hoàng Anh, quyền lợi của người lao động đang phụ thuộc vào công việc tại doanh nghiệp, thế nhưng hoạt động của doanh nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn, hàng chục ngàn doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, hàng trăm ngàn lao động bị mất việc làm. Do đó, để giữ được người lao động ở lại và quay trở lại TP để phục hồi kinh tế, thì ngay lúc này, TP HCM và các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ, sẵn sàng ứng phó toàn diện nếu phát sinh xảy ra. Nếu không nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông và xuất khẩu hàng hóa là rất lớn.

Trên thực tế, tại các diễn đàn, hội nghị, gặp gỡ với doanh nghiệp, các lãnh đạo có ghi nhận, có nghe những đề xuất của doanh nghiệp, nhưng thực sự chưa thấu hiểu, thậm chí có những đề xuất của doanh nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ. Đơn cử, để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, việc người lao động phải được tiêm đủ 2 liều vaccine để đảm bảo an toàn sản xuất, việc doanh nghiệp xin được xã hội hoá tự test nhanh, tự chịu trách nhiệm nếu để xảy ra dịch lây lan, nhưng đề xuất mãi mà vẫn chưa được giải quyết.ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó chủ tịch thường trực Câu lạc bộ doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (DAA Việt Nam, cho rằng: người lao động bỏ TP về quê để tự cứu mình là bản năng sinh tồn

Người lao động bỏ thành phố về quê để tự cứu mình là bản năng sinh tồn

Doanh nghiệp rất chia sẻ với TP HCM, về những áp lực trong công tác phòng, chống dịch và an sinh xã hội trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, công tác chung tay chống dịch cùng với TP HCM còn thiếu sự “chia lửa” của các địa phương trong việc đón người dân trở về đã khiến TP HCM phải chịu nhiều áp lực dẫn tới cơ sự hôm nay.

"Giá như địa phương nào cũng chia sẻ với TP HCM và chăm lo cho người dân của tỉnh mình thông qua việc đón người dân trở về như tỉnh Phú Yên thì hay biết mấy. Nếu chỉ tính trong đợt dịch lần thứ 4, Phú Yên đã đón 10.000 lao động (miễn phí), làm ăn từ TP HCM về quê. Việc làm của Phú Yên không chỉ giảm áp lực về quá tải tại các khu tập trung, Bệnh viện của TP HCM, mà còn tạo tâm lý cho người lao động những cảm giác an toàn, động lực, sẵn sàng cùng với doanh nghiệp phục hồi sản xuất, phục hồi nền kinh tế khi có nhu cầu" - ông Hoàng Anh nêu.

Phú Yên đã đón 10.000 lao động (miễn phí), làm ăn từ TP HCM về quê

Phú Yên đã đón 10.000 lao động (miễn phí), làm ăn từ TP HCM về quê để chia sẻ áp lực chống dịch với TP HCM.

Đúng là, các quy định cũ khiến người lao động mệt mỏi. Do đó, "phao cứu sinh" để người dân có thể ở lại và quay trở lại TP để phục hồi sản xuất cùng với doanh nghiệp, phát triển kinh tế… chính là “tiêm đủ liều vaccine, chính sách an sinh kịp thời, rõ ràng, cụ thể”. "TP sẵn sàng tạo điều kiện cho doanh, phối hợp với doanh nghiệp xây dựng kịch bản để đón người lao động trở lại theo đúng lộ trình. Cam kết sự an toàn nhất với người lao động để họ yên tâm sản xuất, góp phần phục hồi nền kinh tế" – ông Hoàng Anh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường địa ốc TP HCM kích hoạt ra sao trong thời kỳ "bình thường mới"?

    14:12, 04/10/2021

  • Nới lỏng giãn cách tại TP HCM: Những phát sinh không có trong kịch bản

    14:00, 02/10/2021

  • TP HCM: Dòng người tự phát về quê "ùn ứ" ở cửa ngõ thành phố

    15:05, 01/10/2021

  • TP HCM: Nới lỏng giãn cách... nhưng vẫn tiếp tục kiểm soát!

    06:22, 01/10/2021

  • TP HCM: Giải toả các chốt nội đô, không sử dụng giấy đi đường kể từ 1/10

    15:00, 30/09/2021

  • TP HCM: Nhiều loại hình được phép hoạt động từ 0h ngày 1/10

    10:50, 30/09/2021

  • TP HCM sẽ áp dụng chỉ thị mới về nới lỏng giãn cách theo tiêu chí “nới trong, chặt ngoài”

    09:30, 30/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: TP HCM kiến nghị cơ chế đặc thù để mở cửa kinh tế

    04:59, 27/09/2021

  • TP HCM: Xây dựng kế hoạch đưa người lao động trở lại TP để khôi phục kinh tế

    15:35, 24/09/2021

HƯƠNG GIANG - DUY LONG