F0 có thể tăng mạnh sau Tết Nguyên đán, Hà Nội ứng phó thế nào?

LAM SONG 29/01/2022 10:58

Trong tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm F0 do người dân về quê đón Tết nhưng có thể sẽ tăng trở lại vào những ngày sau Tết. Hà Nội ứng phó thế nào?

Vấn đề sức khỏe cộng đồng hậu COVID-19 đang là thách thức đối với ngành y tế năm 2022.

Dự kiến sau Tết Nguyên đán, Hà Nội có thể có hơn 3000 ca F0/ngày

>>Phân loại 5 mức độ bệnh COVID-19 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế

Ông Vũ Cao Cương - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết khi dự báo về số ca nhiễm COVID-19 sau dịp Tết Nguyên đán.

Ông Cường cho biết, ngày 28/2/2022, Hà Nội ghi nhận thêm 2.885 ca COVID-19. Hiện đang có 771 bệnh nhân nặng, nguy kịch đang điều trị tại các bệnh viện ở Thủ đô.

Trên địa bàn thành phố có 69.075 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (142), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (223), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3.394), cơ sở thu dung điều trị thành phố (745), cơ sở thu dung quận, huyện (4956), theo dõi cách ly tại nhà (59.615 ca). 

Thông tin thêm về các ca biến thể Omicron, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến thể Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên). Lãnh đạo Sở khẳng định hiện Hà Nội đã có ca nhiễm Omicron, hoàn toàn có thể có nguy cơ lây lan ra cộng đồng. 

Có đến 80% người khỏi bệnh sẽ có triệu chứng hậu COVID-19. Nếu không kịp thời phát hiện, điều trị, chúng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động trong cuộc sống.

Hà Nội có 69.075 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly.

>>COVID-19 đang diễn ra thế nào trên toàn cầu?

Theo nhận định của Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trong tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm giả tạo do người dân về quê đón Tết và sẽ tăng trở lại ngưỡng 3.000 ca trên ngày sau Tết, thậm chí cao hơn nếu người dân không tuân thủ quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt 5K.

Cho ý kiến về vấn đề này, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà, hiện nay, các ca mắc Covid-19 tại Hà Nội vẫn tăng cao, trong đó, số ca mắc cộng đồng khoảng 30%.

Nhận định sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, số ca mắc Covid-19 tại thành phố Hà Nội sẽ tăng cao hơn nữa, do giao lưu, giao thương của người dân trong dịp Tết tạo điều kiện cho dịch bùng phát. Từ đó, ngành y tế đã xây dựng các phương án phòng, chống sự lây lan của biến chủng mới, trong đó, đảm bảo được mục tiêu là giảm tỷ lệ chuyển tầng, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, đã đề nghị các địa phương chú trọng tới việc phát hiện sớm F0 và quản lý bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Các địa phương cung ứng đủ thuốc và các điều kiện thiết yếu để theo dõi, đảm bảo sức khỏe cho F0, hạn chế tối đa tử vong. Chủ động cơ số test nhanh để phục vụ công tác phòng chống dịch. Đồng thời, nhanh chóng bao phủ vaccine mũi 3 cho nhân dân trên địa bàn để phòng bệnh…

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, để phòng, chống dịch COVID-19 cần tập trung 3 giải pháp chính, đó là tăng cường tiêm vaccine, cung cấp thuốc đầy đủ kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà, hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.

"Ngành Y tế sẵn sàng không có ngày nghỉ lễ Tết để phục vụ người dân trong công tác xét nghiệm, tiêm chủng. Sở Y tế đề nghị các đơn vị quận, huyện đảm bảo tỷ lệ an toàn là mức 95% bệnh nhân điều trị tại nhà; chỉ khoảng 5% điều trị tại cơ sở y tế…", Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nói. 

Được biết, trong những ngày cận Tết, Hà Nội tiếp tục tiêm vaccine. Trong ngày 27/1, toàn thành phố tiêm được 52.245 mũi tiêm, nâng tổng số mũi tiêm toàn thành phố đã thực hiện được từ khi triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 là hơn 14,6 triệu mũi; hơn 2,5 triệu người đã tiêm mũi 3, trong đó gần 2,3 triệu người tiêm mũi nhắc lại. 

Trong các nhiệm vụ trọng tâm được đề ra, Hà Nội sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền để nhân dân không chủ quan trước dịch bệnh; thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch theo cấp độ dịch; hạn chế tối đa các hoạt động tụ tập đông người... Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống dịch bệnh đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Có thể bạn quan tâm

  • Phân loại 5 mức độ bệnh COVID-19 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế

    10:28, 29/01/2022

  • Cánh cửa bên hông COVID-19 (Bài 1)

    05:30, 29/01/2022

  • Người từng khỏi COVID-19 có dễ nhiễm Omicron?

    05:10, 28/01/2022

  • Ăn uống trên máy bay thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19

    00:19, 28/01/2022

  • COVID-19 đang diễn ra thế nào trên toàn cầu?

    04:30, 25/01/2022

LAM SONG