Đà Nẵng chống COVID-19 như thế nào?
Sau một thời gian dài chống COVID-19, Đà Nẵng đã chứng tỏ khả năng, từng bước đưa thành phố vượt qua mọi khó khăn.
>> Tết với người ở lại
Triển khai nhiều phương án chống dịch
Dịch bệnh làm mọi thứ đảo lộn, từ y tế đến kinh tế, từ các hoạt động lớn nhỏ trong xã hội đã buộc phải thay đổi vì một con vi-rút. Đã là lần thứ 5 SARS-CoV-2 hoành hành tại Đà Nẵng, những công tác ứng phó cứ xoay vòng bám lấy thành phố đáng sống.
Khi Đà Nẵng “trở bệnh”, mọi công tác lại càng phải xoay nhanh hơn bởi công cuộc ứng phó được đặt lên cao nhất. Đà Nẵng thực hiện cách ly xã hội trên toàn địa bàn, người dân không ra ngoài khi không cần thiết. Nhiều khu vực buộc phải phong tỏa cứng để sớm ngăn chặn sự lây lan của dịch. Gánh nặng về kinh tế một lần nữa gây áp lực lên đời sống của người dân tại địa phương này.
Trong tháng 8/2021, thành phố Đà Nẵng ban hành quyết định “ai ở đâu thì ở đó” để nâng cao mức độ chống dịch lên cao nhất. Thành phố đã triển khai nhiều phương án chống dịch nghiêm ngặt nhất, người dân tuyệt đối không được ra khỏi nhà để bóc tách F0 xa khỏi cộng động.
Và trong những ngày đó, các phương án hỗ trợ nhân dân trong những ngày ở yên được địa phương đặc biệt chú trọng. Để san sẻ gánh nặng với nhân dân, UBND TP Đà Nẵng đã có nhiều quyết định về việc hỗ trợ lương thực thực phẩm, kinh phí, miễn, giảm tiền trọ,... để an lòng dân. Ngoài ra, TP Đà Nẵng vẫn luôn khẳng định sẽ không để nhân dân thiếu đói trong bối cảnh thực hiện các phương án chống dịch.
Trong những ngày “oằn mình” chống COVID-19, các lực lượng chức năng tại Đà Nẵng luôn nỗ lực từng ngày để hỗ trợ nhân dân. Trong đó, các tổ COVID-19 cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia hàng hóa cho tất cả các hộ dân.
“Mọi người đều có phần, mọi gia đình đều công bằng với nhau” là quyết tâm của từng tổ trưởng tổ COVID-19 cộng đồng. Đặc biệt, các trường hợp khó khăn, thiếu thốn luôn được quan tâm sâu sắc, hỗ trợ kịp thời.
Nhiều lao động tự do, sinh viên,... bị mắc kẹt ở lại Đà Nẵng cũng được hỗ trợ, lấy mẫu xét nghiệm giống như người dân địa phương để đảm bảo không ai bị bỏ sót. Do đó, người dân Đà Nẵng đã nghiêm túc, đồng lòng cùng thành phố chống dịch, “tuyệt đối không ra khỏi nhà” cho đến khi có thông báo mới.
Đồng lòng cùng thành phố chống dịch, người dân Đà Nẵng nghiêm túc quy định về phòng, chống dịch bởi ai cũng rõ có như thế thì dịch bệnh mới nhanh được kiểm soát. Chỉ có đồng lòng, quyết tâm thì mọi quyết sách mới có thể mang lại hiệu quả tích cực.
Về mặt chính quyền, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng liên tục khẳng định rằng các địa phương phải bảo đảm điều kiện sống cho người dân, tuyệt đối không được chủ quan lơ là. Ngay cả Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng đã từng nhấn mạnh rằng các địa phương cần phải bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân. Không những thế, Bí thư Đà Nẵng còn yêu cầu các địa phương quan tâm đến bộ phận người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn.
“Thành phố không để một người dân nào thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu. Nói một cách đơn giản là không để người dân đói. Ở đâu lãnh đạo địa phương để người dân phán ánh thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu thì lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm”, ông Nguyễn Văn Quảng – Bí thư Đà Nẵng đã khẳng định như thế.
Quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép"
Trong những ngày thành phố ở yên, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã yêu cầu tất cả các đơn vị, địa phương thực hiện tốt quy định “5 không”. Các yêu cầu bao gồm: Không để tình trạng bất cập trong thời gian qua xảy ra; Không để người dân thiếu ăn, thiếu thông tin; Không để lây nhiễm chéo và bỏ lọt xét nghiệm; Không để thông tin sai sự thật gây nhiễm loạn nhân tâm; Không để người dân tập trung trong khu phong tỏa, khu dân cư và khu cách ly.
“Đà Nẵng tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu tiên, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của Nhân dân và an sinh xã hội”, ông Lê Trung Chinh chia sẻ.
Ngày qua ngày, các lực lượng y bác sỹ, các chiến sĩ Công an, tuyến đầu chống dịch,... đã không quản ngại vất vả chạy đua với thời gian để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giữ gìn “bình yên” toàn thể nhân dân trên địa bàn. Những lương y của thành phố đã không ngại ngần tiến vào vùng đỏ, tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh để đưa họ về lại với cuộc sống khỏe mạnh.
Khoác lên mình những bộ đồ bảo hộ kín mít ướt đẫm mồ hôi, các “dũng sĩ áo trắng” đang ngày đêm dành lấy sức khỏe cho từng bệnh nhân chính là động lực thôi thúc tôi vượt qua nỗi sợ lây nhiễm COVID-19. Cả một hệ thống kiên cường “chiến đấu”, Đà Nẵng đã đi qua những giai đoạn khó khăn nhất trong công cuộc chống ứng phó, phòng, chống dịch bệnh.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang còn nhiều diễn biến phức tạp, đội ngũ y, bác sỹ chính là tuyến đầu “xông pha” vào trận chiến căm go này. Khi mà những hiểm nguy luôn rình rập, nguy cơ lây nhiễm rất cao nhưng họ - những người lính can trường vẫn lạc quan, tiến bước vào sâu tâm dịch để mang đem lại niềm tin về một lá phổi sạch cho đồng bào, một môi trường trong lành cho cộng đồng, đất nước.
Trải qua thời gian khó khăn, đối mặt với những hiểm nguy của dịch bệnh, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa thận nhân tạo – Lọc máu, Bệnh viện C Đà Nẵng vẫn chưa hết bồi hồi. Ngoài những vấn đề về chuyên môn, các y bác sỹ tại đây cũng luôn đồng hành cùng người bệnh bởi nếu có sơ sẩy, lây nhiễm chéo sẽ khiến bệnh viện trở thành ổ dịch, lúc đó công tác kiểm soát bệnh tật sẽ gặp muôn vàn khó khăn.
“Đặc biệt, chúng tôi phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm COVID-19, tuy vậy anh em y, bác sĩ vẫn luôn vững vàng tâm lý, yên tâm điều trị bệnh nhân. Xem bệnh viện như là nhà, bệnh nhân là người thân, dù có khó khăn đến mấy chúng tôi cũng đều luôn vui vẻ, lạc quan và cống hiến hết sức mình để chữa trị cho bệnh nhân”, bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn bộc bạch.
Mọi ánh mắt đều hướng về tiền tuyến
Khi người dân Đà Nẵng cùng đồng lòng, mọi ánh mắt đều hướng về tiền tuyến. Hàng nghìn sự quyên góp, hỗ trợ cho tuyến đầu được gửi đến các hội đoàn thể, các bệnh viện đang thực hiện điều trị các bệnh nhân.
Song hành với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, người dân càng thể hiện sâu sắc hơn tinh thần tương thân tương ái, yêu thương, đùm bọc nhau đi qua nỗi nhọc nhằn. Cả cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cùng chung tay tương trợ, hỗ trợ nhau bằng những gì có thể. Chỉ một mục tiêu, dịch bệnh sớm được kiểm soát, nỗi lo toang dịch bệnh không còn hoành hành trong tâm trí nhân dân.
Nhận thấy những người thực hiện công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ, người Đà Nẵng đã cùng chung tay góp sức, vừa tinh thần vừa vật chất gửi đến nơi đầu tuyến với muôn vàn tình thương, lòng biết ơn những người chiến sĩ ấy. Tình người được thắp lên trong lúc khó khăn nhất khiến ai ai cũng thấy ấm lòng.
Lúc ấy mới thấy, tinh thần tương trợ giữa những người con Đà Nẵng với nhau đang được thổi bùng lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Họ có thể thiếu về vật chất, nhưng tình thương đồng bào không bao giờ nguôi.
Phía trong có “chiến sĩ”, ở ngoài có hàng nghìn doanh nghiệp, hàng triệu trái tim Đà Nẵng vẫn đang âm thầm hỗ trợ các địa phương chống dịch. Họ biết rằng, việc hỗ trợ đồng bào là thiết yếu, là sẻ chia bớt nỗi nhọc nhằn cho các địa phương.
Ông Nguyễn Hồng Cương - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng chia sẻ với DĐDN rằng thời gian qua phía Hội đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ người khó khăn trên địa bàn thành phố. Khi nhận biết số lượng người khó khăn trên địa bàn thành phố vẫn cần nhiều sự hỗ trợ, Hội đã kêu gọi và cộng đồng doanh nhân trên địa bàn và nhận được rất nhiều sự đóng góp.
“Lực lượng doanh nhân luôn đồng thành cùng thành phố trong công cuộc chống COVID-19. Thông qua các chương trình, phía Hội muốn tạo một phong trào kêu gọi cộng đồng doanh nhân cùng vào cuộc, chia sẻ một nguồn lực với thành phố để hỗ trợ bà con vượt qua khó khăn bởi lực lượng ngườn yếu thế tiệm cận với các chương trình hỗ trợ rất ít”, ông Nguyễn Hồng Cương chia sẻ.
Không chỉ chăm cho ngời dân trên địa bàn, các hội đoàn thể, chính quyền TP Đà Nẵng cũng rất quan tâm đến bộ phận người từ TP Hồ Chỉ Minh về quê tránh dịch. Nghĩa tình Đà Nẵng luôn lan tỏa trong mọi hoàn cảnh, khiến công cuộc chống dịch có thêm nhiều luồng ánh sáng tích cực mang lại hy vọng cho cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm