Việt Nam đủ điều kiện công bố hết dịch COVID-19
Theo các đại biểu Quốc hội, Việt Nam có thể yên tâm công bố khi đã đủ điều kiện về tỉ lệ bệnh nặng, đạt tỉ lệ bao phủ vaccine rộng, tình hình dịch bệnh trên thế giới đã ổn định.
>>Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về công tác phòng chống COVID-19
Theo GS Nguyễn Lân Hiếu, giữa năm 2022, cũng tại diễn đàn Quốc hội, ông đã từng đề xuất xem xét công bố hết dịch COVID-19. Vừa qua, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch tại Việt Nam.
Về các điều kiện để công bố hết dịch, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho biết hiện nay tỉ lệ bệnh nặng do COVID-19 gây ra hầu như không còn, những ca tử vong chủ yếu do bệnh nền nặng. Điều đó cho thấy COVID-19 vẫn còn lây nhiễm trong cộng đồng nhưng không còn nguy cơ gây tử vong cao. Bên cạnh đó, Việt Nam đã đạt được tỉ lệ bao phủ vắc-xin COVID-19 cao trên diện rộng khi toàn quốc.
Cũng theo GS Nguyễn Lân Hiếu, tình hình COVID-19 trên thế giới đã ổn định khi đầu tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Trên đây là các điều kiện để Việt Nam chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (các bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỉ lệ tử vong cao) sang nhóm B (các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, có thể gây tử vong).
Vị đại biểu hiện là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y cho biết khi COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A, cần coi đây là bệnh lý chuyên khoa, xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác. "Việc chi trả cũng cần ứng xử như các bệnh lý khác, nghĩa là do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả" - GS Hiếu nhấn mạnh.
Từ kinh nghiệm 3 năm chống dịch, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng chúng ta cần sớm chuẩn bị để hoàn thiện pháp luật, quy trình, hướng dẫn cần thiết để ứng phó tốt hơn với các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai hoặc khả năng COVID-19 bùng phát trở lại. Bên cạnh đó là chủ động về cơ sở y tế, vật tư, trang thiết bị.
>>“Hoá giải” khó khăn cho nền kinh tế
Đồng quan điểm, đại biểu Tráng A Dương (Đoàn tỉnh Hà Giang) đề nghị Chính phủ công bố tình trạng dịch Covid-19, chỉ đạo Bộ Y tế hướng dẫn chuyên môn về quản lý, sử dụng vaccine, nhất là phác đồ tiêm chủng, hệ số hao chi phí vaccine. Đồng thời, đề nghị Quốc hội quy định rõ Nghị quyết giám sát, đưa những quy định rõ Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc giao Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Y tế khẩn trương hướng dẫn ngay việc xác lập sở hữu toàn dân đối với những tài sản tài trợ trong phòng, chống dịch Covid-19 để quản lý, sở hữu, sử dụng, nhất là đối với các cơ sở y tế, xác định tính giá dịch vụ và thanh toán bảo hiểm y tế.
Đại biểu Tráng A Dương cho rằng, công tác tiêm chủng vaccine không chủ động nguồn vaccine nên địa phương không chủ động trong tổ chức thực hiện. Việc thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai khi được phân bổ vaccine trong thời gian rất ngắn, gây khó khăn trong việc huy động nguồn lực để thực hiện, không có phác đồ tiêm chủng vaccine nên không biết phải tiêm bao nhiêu mũi vaccine.
Việc phối hợp giữa các loại vaccine không cụ thể, nhất quán cũng gây khó khăn cho công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện chỉ định mũi, tiêm vaccine còn phụ thuộc vào số lượng vaccine có chứa theo minh chứng về khoa học. Về việc tiếp cận vaccine còn chậm, muộn nên nhiều người sau khi tiêm mũi 1 mà không có vaccine để tiêm mũi 2…
Có thể bạn quan tâm
Đấu thầu thuốc, vật tư y tế: Khơi “điểm nghẽn” cho y tế tư nhân
03:00, 23/04/2023
ĐIỂM BÁO NGÀY 19/04: Tìm thuốc trị bệnh cho đấu thầu y tế tư nhân
04:35, 19/04/2023
Bộ Y tế: Đã giải quyết vướng mắc trong mua sắm trang thiết bị y tế
05:04, 04/04/2023
Hơn 1 nghìn ca mắc mới Covid-19 trong một ngày, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
05:00, 18/04/2023
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thể chế hóa Nghị quyết 30/NQ-CP thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế
20:10, 30/03/2023