Chế độ cho đối tượng tham gia phòng chống dịch COVID-19 chưa tương xứng
Chế độ chính sách cho đối tượng tham gia phòng chống dịch COVID-19 chưa tương xứng, chưa bao quát hết các đối tượng.
>>Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về công tác phòng chống COVID-19
Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước (Quảng Nam) nhấn mạnh tại phiên thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, ngày 29/5.
Đại biểu Dương Văn Phước cũng chỉ rõ, việc hỗ trợ người lao động nhất là lao động tự do chịu sự ảnh hưởng của đại dịch chưa kịp thời. Vẫn còn nhiều đối tượng chưa được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Tình hình thiếu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế hóa chất xảy ra phổ biến ở các bệnh viện và hầu hết ở các địa phương đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm….Cùng với đó, hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở y tế dự phòng dù đã được quan tâm nhưng chưa đủ năng lực để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch.
“Công tác điều hành phối hợp trong công tác phòng chống đại dịch còn bị động, lúng túng. Cơ sở vật chất và nguồn lực trong nhiều năm chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa có chính sách phù hợp đối với cán bộ y tế cấ cơ sở”, đại biểu Dương Văn Phước nói.
Để nâng cao hiệu quả việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực công tác phòng chống dịch và huy động hiệu quả hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng trong thời gian tới, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị Quốc hội cần xem xét sớm ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập, hoàn thiện hệ thống pháp luật y tế, phòng chống dịch, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
>>Đại biểu Quốc hội Trương Quốc Huy: Cần ủy quyền “mạnh hơn” cho địa phương
>>Quốc hội thảo luận dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)
Đại biểu Dương Văn Phước đánh giá, nếu áp dụng chính sách pháp luật trong thời bình để giải quyết để đánh giá những quyết định trong “thời chiến” thì thật không công bằng. Do đó, đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, các cơ quan phải tập trung chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở. Tiếp tục nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách hướng dẫn giải quyết những tồn tại.
Đồng thời, giao quyền cho Hội đồng nhân dân các tỉnh căn cứ tình hình thực tế ở địa phương để quyết định giải quyết những vấn đề như thanh toán, quyết toán những vấn đề chi phí phục vụ công tác phòng chống dịch, thanh toán tiền ăn nghỉ cho nhân viên y tế tại cơ sở cách ly tự nguyện; giải quyết dứt điểm những chế độ, chính sách liên quan đến lực lượng tham gia phòng chống dịch tại cơ sở…
Đề nghị Bộ Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết các tồn tại, phát sinh, khắc phục tình trạng thiếu thuốc vật tư y tế hiện nay; tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đề xuất với Quốc hội, Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, thu hút và giữ chân nhân viên y tế tuyến huyện, tuyến xã; giao thẩm quyền cho các địa phương tự cân đối ngân sách, ban hành cơ chế chính sách để thu hút đào tạo, ưu đãi nguồn nhân lực y tế phù hợp với tình hình của từng địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về công tác phòng chống COVID-19
03:00, 29/05/2023
Ngày 27/5, Quốc hội họp về dự án Luật Công an nhân dân sửa đổi
21:30, 26/05/2023
Ngày 26/5, Quốc hội họp về chính sách đặc thù phát triển TP. HCM
00:26, 26/05/2023
Đại biểu Quốc hội Trương Quốc Huy: Cần ủy quyền “mạnh hơn” cho địa phương
11:56, 25/05/2023