Doanh nghiệp xuất khẩu gạo chờ “luồng xanh”

THY HẰNG 14/08/2021 11:35

Đề xuất cấp bách mở “luồng xanh” vận tải đường thủy cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đồng thời cho doanh nghiệp vay vốn thế chấp bằng chính lúa gạo.

Đứt gãy chuỗi cung ứng từ nơi sản xuất của người nông dân, đến nhà máy, đến logistics vận chuyển ra cảng và lên tàu… khiến xuất khẩu gạo đang gặp rất nhiều khó khăn.

các doanh nghiệp đều cho biết không thể triển khai đơn hàng cho đối tác bởi thiếu nhân lực chế biến, chậm trễ vận chuyển hoặc thiếu chỗ trên tàu dẫn tới lượng hàng tồn kho nhiều.

Các doanh nghiệp cho biết không thể triển khai đơn hàng cho đối tác bởi thiếu nhân lực chế biến, chậm trễ vận chuyển hoặc thiếu chỗ trên tàu dẫn tới lượng hàng tồn kho nhiều. 

Rủi ro chồng chất

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết, trong tháng 8 này doanh nghiệp phải giao 11.111 tấn gạo đã trúng thầu xuất khẩu sang Hàn Quốc, nhưng hiện doanh nghiệp không thể đáp ứng được do đứt gãy chuỗi chế biến, vận chuyển.

"Thông lệ từ tháng 8 hàng năm là đơn hàng đổ về nhiều. Nay do dịch bệnh, đơn đặt mua gạo vẫn có nhưng giao hàng gặp khó do giãn cách và cước vận chuyển quá cao nên người mua và người bán vẫn không dám ký kết", ông Phạm Thái Bình chia sẻ.

Cùng cảnh, ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long cũng cho biết, hiện đang kẹt 1 lô gạo thơm cao cấp Jasmine tại cảng, hàng đang ở sàlan chưa thể bốc lên tàu do thiếu nhân lực và không có tàu nhận do thực hiện giãn cách.

“Việc để hàng nằm tại sà lan ở cảng rất nguy hiểm, bởi hiện đang là mùa mưa, mưa nắng hàng ngày có thể làm gạo bị ẩm, mốc, hấp hơi, giảm chất lượng ảnh hưởng đến uy tín, thậm chí bị khách hàng từ chối”, ông Nguyễn Chánh Trung nói.

Không chỉ riêng hai doanh nghiệp kể trên, liên tiếp 2 cuộc họp gần đây của Bộ NN&PTNT về gỡ khó trong xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp đều cho biết không thể triển khai đơn hàng cho đối tác bởi thiếu nhân lực chế biến, chậm trễ vận chuyển hoặc thiếu chỗ trên tàu dẫn tới lượng hàng tồn kho nhiều doanh nghiệp gặp rủi ro hư hỏng, mốc gạo và đối mặt việc chịu phạt hợp đồng do không giao hàng đúng tiến độ.

Vay vốn ưu đãi thế chấp bằng lúa gạo

Do đó, mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có văn bản kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành cùng các cơ quan chức năng liên quan xem xét có biện pháp cấp bách mở “luồng xanh” cho vận tải đường thủy.

kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành cùng các cơ quan chức năng liên quan xem xét có biện pháp cấp bách mở “luồng xanh” cho vận tải đường thủy.

Kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành cùng các cơ quan chức năng liên quan xem xét có biện pháp cấp bách mở “luồng xanh” cho vận tải đường thủy.

VFA nhận định, với đặc thù kênh rạch chằng chịt, lúa gạo sản xuất ở vùng ĐBSCL được vận chuyển 95% bằng đường thuỷ, do đó, việc khơi thông dòng chảy phương tiện chuyên chở sẽ góp phần đáng kể giúp các thương nhân xuất khẩu gạo duy trì được chuỗi cung ứng lúa gạo hàng hóa từ đồng ruộng ra đến cảng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đề xuất được vay vốn ưu đãi để thu mua gạo cho người nông dân và dự trữ chờ xuất khẩu thay vì để Chính phủ mua dự trữ quốc gia. "Đề nghị Chính phủ có ý kiến với Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo các Ngân hàng TMCP chỉ cần giảm thêm 1-2% vốn cho vay là doanh nghiệp có thể thu mua lúa gạo hỗ trợ dân”, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long đề xuất.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), trong tình hình khó khăn hiện nay, cần sự hỗ trợ về chính sách cho vay từ phía Ngân hàng Nhà nước để việc thu hoạch, tiêu thụ lúa tại ĐBSCL nhanh chóng, thuận lợi, xuất khẩu gạo được thông suốt.

Nêu thực trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho doanh nghiệp được vay vượt hạn mức tín dụng đã cấp để thu mua lúa gạo vụ hè thu, trong đó, Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn cụ thể về cho vay thế chấp bằng lúa gạo thu mua của doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, trong văn bản hoả tốc gửi tới Chính phủ mới đây, Bộ Công thương cũng đề xuất Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại hỗ trợ nhất định về lãi suất cho các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vốn vay bằng chính sản phẩm sẽ thu mua.

Về mặt bằng lãi suất cho vay, đối với ngành lúa gạo xin được ngân hàng hỗ trợ giảm 1-2%, đây là điều các doanh nghiệp rất cần trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Gỡ khó tiêu thụ lúa gạo cho Đồng bằng sông Cửu Long

    18:00, 07/08/2021

  • Nghịch lý ngành lúa gạo: Nhu cầu quốc tế tăng cao nhưng doanh nghiệp không thể xuất hàng

    13:37, 07/08/2021

  • Tái cơ cấu xuất khẩu lúa gạo

    03:00, 19/05/2021

THY HẰNG