Tiến tới doanh nghiệp "tự chủ" tiền lương

THY HẰNG 15/11/2021 11:00

Theo đó, việc điều chỉnh mức lương dựa trên mức độ tăng năng suất lao động, khả năng chi trả, mức tăng giá cả, thỏa thuận hai bên là người lao động và doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ chế tiền lương đã quá lạc hậu!

    05:42, 22/10/2021

  • Lùi thời điểm cải cách tiền lương là phù hợp

    16:07, 20/10/2021

 Mặc dù Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định lùi thời điểm thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên khu vực doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn sau 2 lần hoãn thì những chính sách về cải cách tiền lương sớm có bước đi cụ thể vào đời sống sản xuất kinh doanh. Đúng như tinh thần “cải cách căn bản” mà Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã chia sẻ.

việc điều chỉnh mức lương dựa trên mức độ tăng năng suất lao động, khả năng chi trả, mức tăng giá cả, thỏa thuận hai bên

Việc điều chỉnh mức lương dựa trên mức độ tăng năng suất lao động, khả năng chi trả, mức tăng giá cả, thỏa thuận hai bên.

Theo đó, Bộ trưởng cho biết, điểm mới của chính sách cải cách tiền lương mới đây là tiền lương được xác định trên cơ sở giá cả sức lao động, trên nguyên tắc thị trường, có bàn tay can thiệp nhất định của Nhà nước nhưng ở mức cho phép. Đề cao vai trò tự chủ của người lao động, doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động quyết định thang bảng lương, Nhà nước không quyết định.

Người lao động và chủ sử dụng lao động thỏa thuận lương trên căn cứ sự phát triển, thu nhập phúc lợi của người lao động, mức lương tối thiểu vùng. Đó là mức sàn tối thiểu Nhà nước đặt ra bắt buộc đơn vị chủ sử dụng lao động không được đưa ra mức thấp hơn. Người lao động có quyền chấp nhận hay không chấp nhận khi thỏa thuận này không đạt yêu cầu.

"Đương nhiên chúng tôi hiểu người lao động ở thế yếu, nên sẽ nâng cao vai trò ba bên là cơ quan quản lý Nhà nước, đại diện Giới chủ, Tổng liên đoàn lao động. Theo đó, việc điều chỉnh mức lương dựa trên mức độ tăng năng suất lao động, khả năng chi trả, mức tăng giá cả, thỏa thuận hai bên", Bộ trưởng Dung nói.

Thực tế, khi Đề án cải cách tiền lương được thông qua thành Nghị quyết trung ương 7 khoá XII vào năm 2018, nhiều doanh nghiệp đã đặt kỳ vọng vào việc được “tự chủ” chính sách tiền lương.

Bởi trên thực thế, như nhiều chuyên gia nhận định, chính sách tiền lương trong khu vực doanh nghiệp dù có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự “theo cơ chế thị trường”, vẫn có sự can thiệp sâu của “bàn tay nhà nước” trong các chính sách về lương cơ sở hay thang bảng lương của doanh nghiệp.

“Những năm gần đây lương tối thiểu được cải thiện rất tốt, nhưng tốt quá thì cũng có ý kiến rằng ta "đi nhanh quá". Tốc độ tăng lương tối thiểu trong nhiều ngành còn cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Vấn đề còn lại là áp dụng tiền lương tối thiểu theo giờ để đáp ứng sử dụng lao động linh hoạt, bán thời gian, kinh tế "chia sẻ", PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia, chúng ta cần tiếp tục thực hiện giao quyền cho các doanh nghiệp “tự chủ” trong vấn đề tiền lương, Nhà nước không can thiệp sâu vào công tác phân phối của doanh nghiệp.

“Cả 4 lần cải cách trước, chúng ta chỉ nói đến định hướng chứ không có nguyên lý cụ thể. Do đó, định hướng là đi theo hướng kinh tế thị trường, nhưng đi theo kinh tế thị trường thì công cụ quản lý phải thay đổi”, chuyên gia nhấn mạnh.

Vấn đề lại càng đặc biệt cấp thiết khi tới năm 2020, lương tối thiểu vùng-cơ sở tính thang bảng lương của người lao động trong doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu “đáp ứng đời sống tối thiểu của người lao động và gia đình”.

Trao đổi với DĐDN, Chuyên gia lao động TS Phạm Minh Huân từng chia sẻ, thực hiện Đề án cải cách tiền lương với tinh gọn bộ máy, đặc biệt với khu vực doanh nghiệp là tổng hợp những bước đi đã thực hiện nhiều năm qua. Bởi thực tế với khu vực doanh nghiệp đã có nhiều chính sách đơn cử như về lương tối thiểu theo giờ đã được quy định trong Luật, vấn đề là thực hiện triệt để bảo vệ cũng như hài hoà lợi ích cho những lao động không thường xuyên.

Đặc biệt cần hướng tới mục tiêu bãi bỏ can thiệp của Nhà nước vào thang, bảng lương của doanh nghiệp, tiến tới liên thông giữa tiền lương khu vực công và tư.

 Cần hướng tới mục tiêu bãi bỏ can thiệp của Nhà nước vào thang, bảng lương của doanh nghiệp.

“Đặc biệt cần hướng tới mục tiêu bãi bỏ can thiệp của Nhà nước vào thang, bảng lương của doanh nghiệp, tiến tới liên thông giữa tiền lương khu vực công và tư. Đây là mục tiêu hướng tới từ lâu bởi Việt Nam đang có cơ cấu tiền lương "méo mó". Ở các nước, doanh nghiệp đóng góp nhiều cho ngân sách, xu hướng chúng ta phải hướng tới việc đưa lương khu vực công và tư gần nhau”, TS Phạm Minh Huân nhấn mạnh.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lưu Huy Hà, Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Hoàng Hà bày tỏ, tự chủ về tiền lương sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn các khoản chi phí của mình đồng thời mang lại lợi ích lớn cho người lao động.

“Nếu được tự chủ tiền lương thì những bất cập trong việc chi trả lương như: mức lương chưa tương xứng với mức độ cống hiến của người lao động, nhiều cán bộ trẻ, có năng lực, làm việc tốt nhưng vẫn nhận mức lương rất thấp, nhiều người có năng lực bình thường nhưng mức lương cao... sẽ không còn nữa”, ông Hà nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương

    10:05, 13/11/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kéo dài thí điểm quản lý lao động, tiền lương ở một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước

    21:15, 30/09/2021

THY HẰNG