Ùn tắc nông sản biên giới: Mở "luồng xanh" khu vực biên giới

THY HẰNG 10/01/2022 11:00

Theo đó, Hải quan tại các cửa khẩu tổ chức phân “luồng xanh” với hàng hóa trong “vùng xanh” ở khu vực biên giới với quy trình, tiêu chuẩn phòng chống dịch Covid-19 hài hòa với phía Trung Quốc.

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Xây dựng các trung tâm logistics phù hợp với vị trí

Theo báo cáo của Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc, tính đến nay, tổng số lượng xe còn tồn tại các cửa khẩu là 3.609 xe, giảm 2.150 xe so với ngày 25 tháng 12 năm 2021.

 tính đến nay, tổng số lượng xe còn tồn tại các cửa khẩu là 3.609 xe

Tính đến nay, tổng số lượng xe còn tồn tại các cửa khẩu là 3.609 xe.

Ùn tắc giảm nhưng vẫn nghiêm trọng

Trong đó tại tỉnh Lạng Sơn còn tồn 2.015 xe (giảm 2.189 xe), tại tỉnh Quảng Ninh còn tồn 1.260 xe (giảm 295 xe). Đáng lưu ý, việc giảm lượng xe phần lớn là do các xe quay đầu chuyển tiêu thụ nội địa, một phần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu Hữu Nghị và một phần chuyển qua xuất khẩu theo đường biển.

Báo động hơn, trong khi ùn tắc ở cửa biên giới còn chưa có "lời giải" thì rải rác vẫn còn tình trạng tiếp tục đưa nông sản (chủ yếu là dưa hấu) lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), trung bình khoảng 10 xe/ngày bất chấp khuyến cáo.

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, từ nay đến tết Nguyên đán chỉ có thể xử lý các xe đang tồn tại cửa khẩu, do đó cần dừng đưa xe hàng lên các cửa khẩu biên giới đang tắc nghẽn.

“Đối với hàng đã được thanh toán tiền hàng và vẫn đề nghị đưa hàng lên biên giới, yêu cầu thương nhân trao đổi với khách hàng Trung Quốc để giao hàng qua các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh khác (như Cao Bằng) nhằm giảm ùn tắc tại Lạng Sơn, Quảng Ninh. Hoặc chuyển sang sử dụng phương thức vận tải khác như đường sắt, đường biển mà hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang làm rất tốt”, ông Trần Quốc Toản nhấn mạnh.

Lý giải tình trạng khuyến cáo nhiều lần nhưng vẫn chọn xuất khẩu tiểu ngạch, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã ký FTA với Trung Quốc, công tác đàm phán về thuế nhập khẩu đã hoàn tất, rất nhiều nông sản đã được hưởng thuế nhập khẩu 0%, ông Toản cho biết, tuy nhiên, đàm phán về quản lý chất lượng hàng hóa còn chậm nên chủ yếu chỉ có thể xuất khẩu vào Trung Quốc theo hình thức trao đổi cư dân.

“Điều này dẫn đến phụ thuộc gần như 100% vào các cửa khẩu phụ, lối mở, tức là những điểm thông quan thường bị đóng đầu tiên khi dịch bệnh xảy ra. Tỉ lệ phải qua kiểm tra hàng trái cây Việt Nam cao dẫn đến thời gian thông quan kéo dài, gia tăng ách tắc, nhất là khi vào chính vụ thu hoạch”, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu chia sẻ.

Thực tế cũng có nhiều lý do doanh nghiệp, thương nhân chọn xuất khẩu tiểu ngạch như: Sản xuất chưa bám sát tín hiệu, nhu cầu thị trường; chất lượng, bao gói sản phẩm nhiều khi không đảm bảo điều kiện để xuất khẩu chính ngạch (đăng ký vùng trồng; truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói, kiểm dịch...) nên nhiều sản phẩm chỉ xuất khẩu được sang Trung Quốc theo hình thức tiểu ngạch.

Việc không đủ điều kiện để xuất chính ngạch cũng giải thích vì sao các hình thức vận chuyển khác như đường biển, đường sắt dù rất thuận lợi nhưng khi ùn tắc như hiện nay cũng khó chuyển hướng.

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Chuyển hướng nào cũng phải là chính ngạch

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Cần cơ chế thu hút doanh nghiệp mở tuyến vận tải biển

Để tiếp tục triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua các tỉnh biên giới phía Bắc, Bộ Công Thương đề nghị thúc đẩy cơ quan chức năng và địa phương Trung Quốc thực hiện các nội dung đã thông báo cho Việt Nam về việc khôi phục thông quan; tiếp tục tổ chức giao thiệp ở các cấp để thúc đẩy phía Trung Quốc cùng phối hợp thực hiện các biện pháp mà Việt Nam đã đề xuất; phối hợp với một số cơ quan, hiệp hội ngành hàng trong lĩnh vực nông, thủy sản của Trung Quốc xây dựng các kế hoạch tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối doanh nghiệp hai bên ngay trong các tháng đầu năm 2022.

Về lâu dài, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát lại hình thức, chính sách và kiểm soát chặt chẽ hoạt động trao đổi cư dân biên giới; xây dựng Cẩm nang xuất khẩu chính ngạch để hỗ trợ thương nhân chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc (và sang các thị trường khác) theo hình thức chính ngạch, trong đó lưu ý việc tận dụng các phương thức vận tải khác như đường biển, đường sắt.

Với Bộ Ngoại giao, đại diện Bộ Công Thương đề nghị Bộ Ngoại giao trao đổi, thống nhất với phía Trung Quốc để sớm đưa đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Tân Thanh - Pò Chài qua khu vực mốc 1088/2 - 1089 chính thức trở thành lối thông quan hàng hóa của cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị quan.

Đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn các tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai triển khai xây dựng “vùng xanh”, “luồng xanh” ở khu vực biên giới với quy trình, tiêu chuẩn phòng chống dịch Covid-19 hài hòa với phía Trung Quốc nhằm xây dựng và củng cố lòng tin từ phía Trung Quốc

Đề nghị các tỉnh biên giới phía Bắc xây dựng “vùng xanh”, “luồng xanh” ở khu vực biên giới với quy trình, tiêu chuẩn phòng chống dịch Covid-19 hài hòa với phía Trung Quốc nhằm xây dựng và củng cố lòng tin từ phía bạn.

Chính thức triển khai thực hiện thông quan tại Lối thông quan cầu Bắc Luân II chính thức theo nội dung đã thống nhất ngày 01/7/2020.

Tiếp tục đề nghị phía Trung Quốc thực hiện các Thỏa thuận giữa hai nước về hoạt động của các cửa khẩu biên giới trong đó đặc biệt lưu ý cần thông báo trước cho phía Việt Nam về việc đóng, mở các cửa khẩu song phương.

Tiếp tục phối hợp với các địa phương biên giới thúc đẩy Trung Quốc nâng cấp các cửa khẩu biên giới Việt - Trung.

Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng trồng và sản xuất nông, thủy sản rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm; tăng cường hướng dẫn và quản lý chặt chẽ để đảm bảo quy trình sản xuất an toàn theo yêu cầu phòng chống dịch Covid-19 từ khâu trồng, thu mua, bao gói, phân loại tới khâu vận chuyển để xuất khẩu.

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh rà soát tình hình sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là nhóm hàng trái cây để có định hướng điều tiết sản lượng thu hoạch trong bối cảnh dịch bệnh nhiều khả năng còn diễn biến phức tạp, tiêu thụ qua biên giới có thể còn gặp khó khăn.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để nâng tầm nông sản Việt, từ đó đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa phương thức vận chuyển, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng như sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu “tiểu ngạch”. Nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành và các sản phẩm, khai thác hiệu quả tối đa 15 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.

Đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu tập trung tổ chức phân “luồng xanh” - luồng ưu tiên đối với hàng hóa trong “vùng xanh” phòng chống dịch Covid-19; điều chỉnh thời gian nghỉ trưa và tăng thời gian làm việc để phù hợp với thời gian làm việc của phía Trung Quốc, đẩy mạnh việc thông quan điện tử, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm tra, giám sát thông quan đối với hàng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn các tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai triển khai xây dựng “vùng xanh”, “luồng xanh” ở khu vực biên giới với quy trình, tiêu chuẩn phòng chống dịch Covid-19 hài hòa với phía Trung Quốc nhằm xây dựng và củng cố lòng tin từ phía Trung Quốc về công tác phòng chống dịch của ta, từ đó phía Bạn có thể yên tâm khôi phục hoàn toàn hoạt động thông quan tại tất cả các cửa khẩu.

Đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, điều tiết sớm các phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới sang Trung Quốc vào chờ tại các địa phương phía sau bởi với điều kiện hiện nay, năng lực thông quan tại các cửa khẩu chỉ có thể xử lý được lượng xe đang tồn tại các tỉnh biên giới phía Bắc từ nay tới Tết Nguyên đán.

Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tăng cường kiểm dịch, tăng thời gian làm việc, điều chỉnh thời gian nghỉ trưa đồng bộ với phía Trung Quốc và triển khai đồng bộ các giải pháp để thông quan ngay từ đầu giờ sáng để tận dụng hiệu quả thời gian thông quan hiện có.

Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới, đặc biệt là Lạng Sơn và Quảng Ninh, chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch bởi với lượng lái xe, phụ xe tập trung quá đông, nguy cơ phát sinh và lây lan dịch là rất lớn. Nếu để dịch bùng phát thì số ít cửa khẩu còn mở cũng đứng trước nguy cơ bị đóng, thiệt hại có thể còn lớn hơn nữa, không chỉ với xuất khẩu mà cả nhập khẩu đầu vào cho sản xuất trong nước.

Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành trao đổi, đàm phán với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý phía Trung Quốc về quy trình giao nhận chặt chẽ, bảo đảm an toàn để trên cơ sở đó mở lại các cửa khẩu, điểm thông quan quan trọng (Tân Thanh và Km3+4), đồng thời tăng thời gian thông quan để giúp giải tỏa ùn tắc hàng hoá trước Tết Nguyên đán.

Đặc biệt, đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố có vùng sản xuất nông sản, thủy sản lớn xuất khẩu đi Trung Quốc, Bộ Công Thương đề nghị hướng dẫn các nhà vườn, hợp tác xã và doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch sản xuất và điều tiết tiến độ thu hoạch phù hợp cho tới khi hoạt động thông quan tại biên giới trở lại bình thường.

Chủ động phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ/ngành có liên quan xây dựng phương án tiêu thụ trên địa bàn tỉnh đối với sản lượng thanh long trong thời điểm hiện nay và các mặt hàng nông sản, trái cây khi vào chính vụ thu hoạch tới đây; tăng cường kết nối cung cầu, vận động hệ thống phân phối, tập đoàn bán lẻ, siêu thị đẩy mạnh việc thu mua, tiêu thụ nông sản, nhất là trái cây tươi trong chuỗi cung ứng; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, chú trọng giới thiệu, phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

Đề nghị các địa phương phối hợp với Bộ NN&PTNT triển khai hướng dẫn các nhà vườn, thương lái, doanh nghiệp thực hiện quy trình sản xuất đạt chuẩn, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trong hoạt động sản xuất, đóng gói và vận chuyển nông sản, không có dấu vết Covid-19 trên bao bì hàng hóa.

Chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp có kho lạnh trên địa bàn cho thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu gửi tạm trữ thanh long trong thời điểm hiện nay và các mặt hàng nông sản, trái cây khi vào chính vụ thu hoạch tới đây.

Học tập kinh nghiệm của các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương về xây dựng mô hình kết nối sớm tiêu thụ nông sản sang Trung Quốc để chủ động áp dụng tại tỉnh mình, qua đó vừa hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho dân, vừa giúp giảm bớt tình trạng ùn ứ tại các tỉnh biên giới khi vào vụ thu hoạch, từng bước nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh các sản phẩm của địa phương.

 Khẩn trương thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Có thể bạn quan tâm

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Chuyển hướng nào cũng phải là chính ngạch

    18:08, 08/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Xây dựng các trung tâm logistics phù hợp với vị trí

    15:40, 08/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Cần cơ chế thu hút doanh nghiệp mở tuyến vận tải biển

    15:00, 08/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Tắc đường bộ, bí đường biển

    13:28, 08/01/2022

THY HẰNG