Ùn tắc nông sản biên giới: Đa dạng phương thức xuất sang Trung Quốc

THY HẰNG 13/01/2022 14:00

Doanh nghiệp nhấn mạnh nên đa dạng phương thức xuất khẩu, bằng cả đường sắt, đường biển, nhưng vẫn nên chú trọng vào xuất khẩu đường bộ, qua cửa khẩu/lối mở biên giới.

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: "Nâng tầm" sản phẩm để vượt qua "tiểu ngạch"

Theo ông Mai Xuân Thìn, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ cho biết, với thị trường Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế về đường bộ hơn hẳn so với các quốc gia khác khi xuất khẩu vào đại lục.

đa dạng phương thức xuất khẩu, bằng cả đường sắt, đường biển, nhưng vẫn nên chú trọng vào xuất khẩu đường bộ, qua cửa khẩu/lối mở biên giới.

Đa dạng phương thức xuất khẩu, bằng cả đường sắt, đường biển và đường bộ.

Giám đốc Công ty Rồng Đỏ cho rằng, Việt Nam nên đa dạng phương thức xuất khẩu, bằng cả đường sắt, đường biển, nhưng vẫn nên chú trọng vào xuất khẩu đường bộ, qua cửa khẩu/lối mở biên giới.

Cùng quan điểm, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc tập trung ở Móng Cái (Quảng Ninh), Lạng Sơn và Lào Cai. Ưu điểm của việc xuất khẩu qua đường bộ là phù hợp với số lượng nhỏ, cơ động, từ nhà vườn lên thẳng biên giới. Nhược điểm là năng lực thông quan thấp, dễ bị ùn tắc khi vào chính vụ.

“Do chính sách điều tiết biên mậu của Trung Quốc nên một số loại nông sản tập trung vào cửa khẩu phụ Tân Thanh, Lạng Sơn mặc dù có thể đi cửa khẩu quốc tế. Việc ùn tắc hiện nay do tác động kép - trái cây vào vụ và Trung Quốc siết chặt kiểm soát hàng hóa để phòng chống Covid-19”, ông Trần Thanh Hải nêu vấn đề.

Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, đối với đường biển, Việt Nam xuất hàng hóa, nông thủy sản cần sử dụng container lạnh. Ngược lại, nhập hàng khô từ Trung Quốc bằng container thường nên gây ra mất cân đối, thiếu vỏ container lạnh, bắt buộc phải nhập vỏ container lạnh rỗng từ Trung Quốc hoặc từ những nơi khác về.

Bên cạnh đó, hàng hóa vận chuyển bằng container lạnh đòi hỏi phải có ổ cắm điện trên tàu cũng như ở cảng, bãi để duy trì nhiệt độ thấp. Khi nhu cầu xuất khẩu cao, số lượng ổ cắm điện sẽ không đủ để đáp ứng. Đây là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tính toán theo hướng lâu dài.

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Nguy cơ tăng chi phí thêm 2-3 lần khi đi đường biển

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Cần 5.000 container lạnh cho xuất khẩu thanh long

Ông Trần Thanh Hải thông tin, tháng 11/2021, Việt Nam xuất khoảng 1.400 container lạnh từ TP. HCM đi Trung Quốc. Tháng 12/2021 tăng lên trên 4.000 container.

“Nhu cầu vận chuyển dịch chuyển đến từ việc ùn tắc đường bộ nên các doanh nghiệp chuyển sang đường biển. Đó là tín hiệu rất mừng vì các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm chuyển sang đường biển. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của vận tải biển trên toàn thế giới, các chủ tàu thường ưu tiên hàng khô hơn hàng lạnh vì hàng khô giá trị cao hơn, lại không phải bảo quản nghiêm ngặt như hàng lạnh”, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết.

dù đi đường bộ, đường biển hay đường sắt, các mặt hàng của Việt Nam đều phải đáp ứng được những yêu cầu từ phía Trung Quốc.

Dù đi đường bộ, đường biển hay đường sắt, các mặt hàng của Việt Nam đều phải đáp ứng được những yêu cầu từ phía Trung Quốc.

Còn đối với xuất khẩu đường sắt đi Trung Quốc, từ tháng 2/2020, đường sắt Việt Nam đã khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế từ ga Yên Viên lên ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường. Bình quân mỗi tháng vận chuyển được 100 container, có tháng đạt 180-200 container.

Ông Hải cho biết, dù đi đường bộ, đường biển hay đường sắt, các mặt hàng của Việt Nam đều phải đáp ứng được những yêu cầu từ phía Trung Quốc. Đó là vấn đề về: An toàn thực phẩm; Kiểm dịch thực vật; Truy xuất nguồn gốc (vùng trồng, cơ sở đóng gói); Đóng gói, nhãn mác.

Theo đó, để có thể chuyển đổi xuất khẩu từ đường bộ sang đường biển một cách hiệu quả, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, người nông dân cũng như người tiêu dùng Việt Nam cần thay đổi tư duy, từ bỏ thói quen để tiêu thụ ổn định, giảm bớt rủi ro.

“Bên cạnh đó phải thay đổi khách hàng, thiết lập lại mạng lưới bán hàng. Thực tế có nhiều doanh nghiệp Việt đã khai thác tốt đường biển, nhưng một số chủ hàng ngại thay đổi nên vẫn chấp nhận rủi ro đưa hàng đi đường bộ. Để mở tuyến hoặc nâng cấp tuyến hiện có đi Trung Quốc, hãng tàu cần có sự cam kết ổn định về lượng hàng”, ông Trần Thanh Hải nói.

Ông Hải cho rằng các địa phương cần phát huy hơn nữa sự chủ động trong thông tin, hướng dẫn cho nông dân và thương lái để thay đổi phương thức giao dịch theo hướng bền vững, ổn định, giảm rủi ro. Bên cạnh đó, cần kết nối từ sớm, từ xa. Quy hoạch các kho lạnh, kho mát cho nông sản.

“Đây là lúc để nông dân, thương lái, doanh nghiệp quyết định thay đổi. Và Covid-19 là một áp lực, một chất xúc tác cho quá trình thay đổi này”, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Ùn tắc nông sản biên giới: "Nâng tầm" sản phẩm để vượt qua "tiểu ngạch"

    11:00, 13/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Nhìn nhận và đầu tư chưa theo kịp thị trường

    18:49, 12/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Nguy cơ tăng chi phí thêm 2-3 lần khi đi đường biển

    18:12, 12/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Cần 5.000 container lạnh cho xuất khẩu thanh long

    14:26, 12/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Trung Quốc thông quan xuyên Tết với hàng container lạnh

    11:37, 12/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Mở thêm cửa khẩu vẫn thông quan “èo uột”

    03:00, 12/01/2022

THY HẰNG