Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất cơ chế hướng dẫn cơ sở đóng gói, chế biến
Đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào luôn là “nỗi đau đầu” của các doanh nghiệp chế biến, do đó, doanh nghiệp đề xuất có hướng dẫn và cơ chế giám sát cơ sở đóng gói, chế biến.
>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Doanh nghiệp chế biến “lo ngại” vấn đề nguyên liệu
Như DĐDN đã nhiều lần đề cập, tình trạng ùn tắc nông sản biên giới, được mùa mất giá chỉ có thể giải quyết căn cơ bằng các giải pháp xuất khẩu chính ngạch cũng như tăng cường chế biến.
"Mù mờ" thông tin truy suất
Tuy nhiên, nhiều điểm nghẽn trong lĩnh vực chế biến đang cản đường doanh nghiệp nông nghiệp đi theo hướng này. Trong đó, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào luôn là “nỗi đau đầu” của các nhà sản xuất. Theo ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam cho biết, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để đạt yêu cầu thực phẩm, chất lượng đang là vấn đề được công ty đặc biệt quan tâm.
Ông Tiến nêu thực trạng, là những đơn hàng đầu khi công ty đôn đốc, kiểm tra tại nguồn, thì cơ sở đóng gói làm tốt. Nhưng những đơn hàng sau, chất lượng không còn đảm bảo.
Cần cải tổ thể chế liên quan tới chế biến, từ Luật Trồng trọt, đến mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc. Hiện Bộ NN-PTNT đã xây dựng đề án chế biến gồm 13 lĩnh vực, cũng như đề án riêng cho rau, củ quả. Các doanh nghiệp chế biến rau, quả trên toàn quốc đã được công khai-Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT
“Hiện Ameii có nhiều đơn hàng thanh long, nhưng chưa nắm được thông tin về vùng nguyên liệu, cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói”, Chủ tịch Ameii Việt Nam nêu thực tế.
Do đó, ông Nguyễn Khắc Tiến kiến nghị lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh trồng nhiều thanh long như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang hướng dẫn, và có cơ chế giám sát cơ sở đóng gói, chế biến.
“Nếu cơ quan quản lý Nhà nước có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm, cũng như mã số vùng trồng, mã số đóng gói, Ameii sẽ tiếp tục đồng hành và phát triển hơn nữa việc đưa thanh long ra nước ngoài tiêu thụ”, ông Tiến nói.
Xây dựng mô hình quản trị "5 nhà"
Chia sẻ về kinh nghiệm giúp tỉnh Bắc Giang, Hải Dương đưa quả vải tươi sang thị trường Nhật Bản, ông Nguyễn Văn Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần OTAS GLOBAL cho biết, để đưa được sản phẩm sang được thị trường Nhật Bản cần thiết lập vùng trồng, xây dựng mô hình quản trị gồm 5 nhà: Nông dân, nhà sản xuất, nhà quản lý, HTX và đơn vị giám sát (chính quyền địa phương, ban quản trị vùng trồng), để thống nhất, hướng dẫn người dân kỹ thuật canh tác, sử dụng thuốc BVTV hợp lý, theo danh mục quy định…
>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Đa dạng phương thức xuất sang Trung Quốc
>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Điểm yếu tỷ lệ chế biến thấp
Bên cạnh đó, cần đồng bộ hóa dữ liệu từ việc cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đến thủ tục thông quan hải quan… giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí nhất.
“Khi doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí thì sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc phối hợp với người sản xuất phát triển các vùng trồng, xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu”, ông Minh nhận định.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT nhận định, cần cải tổ thể chế liên quan tới chế biến, từ Luật Trồng trọt, đến mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc. Hiện Bộ NN-PTNT đã xây dựng đề án chế biến gồm 13 lĩnh vực, cũng như đề án riêng cho rau, củ quả. Các doanh nghiệp chế biến rau, quả trên toàn quốc đã được công khai.
Có thể bạn quan tâm
Ùn tắc nông sản biên giới: Doanh nghiệp chế biến “lo ngại” vấn đề nguyên liệu
15:00, 13/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Đa dạng phương thức xuất sang Trung Quốc
14:00, 13/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Điểm yếu tỷ lệ chế biến thấp
12:10, 13/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: "Nâng tầm" sản phẩm để vượt qua "tiểu ngạch"
04:00, 13/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Nguy cơ tăng chi phí thêm 2-3 lần khi đi đường biển
00:12, 13/01/2022