Ùn tắc nông sản biên giới: Sáu đề xuất để "chuẩn hoá"

THY HẰNG 14/01/2022 11:37

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT: “Chuẩn hóa là con đường duy nhất để đương đầu với những khó khăn, ngặt nghèo hiện tại”.

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Doanh nghiệp chế biến “lo ngại” vấn đề nguyên liệu

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT: “Chuẩn hóa là con đường duy nhất để đương đầu với những khó khăn, ngặt nghèo hiện tại”.

Đưa nông sản chế biến chiếm tỷ lệ 30-40%.

Đưa nông sản chế biến chiếm tỷ lệ 30-40%.

Theo đó, đưa công nghệ chế biến rau củ quả sẽ chiếm một thị phần ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, phấn đấu đạt 30-40% tổng giá trị để đưa rau, quả Việt Nam tới xa hơn trên trường thế giới.

Để làm được điều này, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đưa ra 6 vấn đề chính cần được thực hiện bài bản, căn cơ. Thứ nhất, thay đổi cách tiếp cận liên quan đến chế biến nông sản bởi tính chất mùa vụ của nông sản Việt Nam.

“Điều này đặt ra các phương thức liên quan tới quản trị vùng trồng, dựa theo thể chế, cũng như yêu cầu chất lượng, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Trái cây cần có một giấy khai sinh cụ thể, chi tiết, đầy đủ, minh bạch”, ông Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.

Thứ hai, quản trị chất lượng từ gốc là yếu tố then chốt. Nếu làm được, hàng hóa bị ùn tắc trong xuất khẩu có thể lập tức đưa trở lại nhà máy chế biến.

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Đa dạng phương thức xuất sang Trung Quốc

>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Điểm yếu tỷ lệ chế biến thấp

Thứ ba, kết nối tiêu thụ nông sản bằng nhiều con đường, tiến tới tạo lập ra một hệ sinh thái tiêu thụ nông sản, ngay từ khi bắt đầu vụ gieo trồng. Bên cạnh đó, trước mỗi mùa vụ, các hiệp hội ngành hàng, nhà sản xuất, đơn vị logistics… phải ngồi lại, đưa chiến lược rõ ràng, dựa trên những nền tảng số.

Đóng trái cây tại kho sản xuất vận chuyển về cảng Chu Lai xuất khẩu.

Đóng trái cây tại kho sản xuất vận chuyển về cảng Chu Lai xuất khẩu.

Thứ tư, cải tổ thể chế liên quan tới chế biến, từ Luật Trồng trọt, đến mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc. Hiện Bộ NN-PTNT đã xây dựng đề án chế biến gồm 13 lĩnh vực, cũng như đề án riêng cho rau, củ quả. Các doanh nghiệp chế biến rau, quả trên toàn quốc đã được công khai.

Thứ năm, liên kết chặt chẽ các đơn vị trong chuỗi giá trị, từ người nông dân, chính quyền địa phương. Những mô hình tốt như Đồng Giao, Nafoods… cần được tuyên truyền, nhân rộng tại nhiều địa phương.

Thứ sáu, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhấn mạnh, phải làm thương hiệu nông sản từ gốc. “Việt Nam có thể hưởng lợi từ một loạt các FTA thế hệ mới như RCEP, EVFTA… Nếu xây dựng được bài bản, Việt Nam sẽ đạt được những giá trị bền vững, và ngày một lớn mạnh”, ông Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Đề xuất cơ chế hướng dẫn cơ sở đóng gói, chế biến

    11:02, 14/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Doanh nghiệp chế biến “lo ngại” vấn đề nguyên liệu

    15:00, 13/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Đa dạng phương thức xuất sang Trung Quốc

    14:00, 13/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: Điểm yếu tỷ lệ chế biến thấp

    12:10, 13/01/2022

  • Ùn tắc nông sản biên giới: "Nâng tầm" sản phẩm để vượt qua "tiểu ngạch"

    04:00, 13/01/2022

THY HẰNG