Đề xuất coi du lịch là trọng tâm ưu tiên trong gói hồi phục kinh tế

THY HẰNG 15/01/2022 12:40

Theo đó, coi du lịch là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng trong gói phục hồi kinh tế.

>>>5 yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng trực tuyến trong du lịch

Nhận định ngành Du lịch Việt Nam chưa bao giờ chịu thiệt hại nặng nề như cuộc khủng hoảng lần này do đại dịch Covid-19 gây ra, ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục Du lịch nhấn mạnh, cần triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP, Nghị quyết số 155/NQ-CP nhằm thúc đẩy các hoạt động du lịch nội địa và quốc tế gắn với an toàn dịch bệnh.

Doanh nghiệp du lịch xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành chiếm trên 35% tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép.

Doanh nghiệp du lịch xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành chiếm trên 35% tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép.

Theo đó, ngoài việc tập trung đẩy mạnh hoạt động kích cầu, phục hồi du lịch nội địa toàn quốc, xác định du lịch nội địa là nền tảng, cần từng bước thí điểm mở cửa thị trường quốc tế với lộ trình theo 3 giai đoạn.

Bên cạnh đó là, tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin trong Du lịch.

Đa dạng sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành Du lịch.

Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phục hồi, cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch. Hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, người lao động trong quá trình phục hồi và kích cầu du lịch. Hỗ trợ trong định hướng thị trường, định hướng sản phẩm cũng như hỗ trợ xúc tiến, quảng bá điểm đến.

Năm 2021, ngành du lịch phục vụ 40 triệu lượt khách du lịch nội địa, đón khoảng 3.500 lượt khách du lịch quốc tế, tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020.

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực theo cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phục hồi du lịch, cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch.

Để đưa du lịch “hồi sinh”, ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục Du lịch cho biết, ngành du lịch kiến nghị, đề xuất Chính phủ để thực hiện các giải pháp phục hồi ngành du lịch gắn với Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022 – 2023.

Cụ thể, thứ nhất, đề xuất Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội năm 2022-2023 trong đó coi du lịch là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nắm bắt tốt các cơ hội, lấy lại đà tăng trưởng cho ngành Du lịch.

Thứ hai, doanh nghiệp ngành du lịch đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động ngành du lịch.

>>>Để "lò xo" du lịch "bật nén"

>>>Doanh nghiệp du lịch mang nỗi lo "khủng hoảng nhân lực" ngày trở lại

Thứ ba, đề xuất Chính phủ chỉ đạo ban hành các cơ chế, chính sách mới, ưu tiên, theo hướng tạo thuận lợi cho ngành du lịch tiếp tục phát triển như: phát triển hạ tầng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam (visa, xét duyệt nhân sự nhập cảnh tại chỗ, tăng thời gian miễn thị thực...), cho phép thành lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển các sản phẩm du lịch ban đêm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, du lịch trải nghiệm cộng đồng hướng tới phát triển bền vững...

tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020.

Năm 2021, tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020.

Thứ tư, đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, quyền hạn tiếp tục triển khai công tác phối hợp mở cửa thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Thứ năm, đề nghị Chính phủ chỉ đạo UBND các địa phương hỗ trợ tiếp nhận, giám sát y tế đối với du khách có nhu cầu ở lại thăm thân tại địa phương theo đăng ký. Có phương án xử lý sự cố khi phát sinh F1, F0 liên quan đến hoạt động du lịch, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm phí, lệ phí tham quan tại các di tích, điểm tham quan, bảo tàng, điểm du lịch do địa phương quản lý, góp phần giảm giá thành, tăng hấp dẫn các gói kích cầu du lịch. Công khai các chính sách kích cầu, thông tin, điều kiện đón khách du lịch đến địa phương để doanh nghiệp chủ động tổ chức các chương trình du lịch.

Thứ sáu, đề xuất Chính phủ chỉ đạo các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải du lịch phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, điểm đến xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng, ưu đãi nhằm kích cầu du lịch nội địa; thực hiện và tuyên truyền công tác đảm bảo an toàn cho hành khách.

Có thể bạn quan tâm

  • 5 yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng trực tuyến trong du lịch

    03:50, 12/01/2022

  • Để "lò xo" du lịch "bật nén"

    00:10, 12/01/2022

  • Một số nội dung về ban quản lý du lịch quốc gia chưa đảm bảo tính minh bạch

    04:05, 11/01/2022

  • Doanh nghiệp du lịch mang nỗi lo "khủng hoảng nhân lực" ngày trở lại

    11:59, 10/01/2022

  • CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Liệu du lịch có bùng nổ trong năm 2022?

    04:00, 09/01/2022

THY HẰNG