Ùn tắc nông sản biên giới: Xây dựng chiến lược quốc gia về xuất khẩu nông sản
Để giải quyết tình trạng ùn tắc nông sản ở cửa khẩu, chuyên gia nhấn mạnh trước hết cần xây dựng chiến lược quốc gia về xuất khẩu nông sản.
>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Đẩy mạnh kênh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử
Như DĐDN đã nhiều lần đưa tin, đợt ùn ứ nghiêm trọng nhất ngành nông nghiệp tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc vẫn đang kéo dài từ cuối tháng 11/2021 tới nay, vẫn chưa được giải quyết triệt để. Những xe container hàng nông sản thông quan “nhỏ giọt” khiến hàng hoá hư hỏng thiệt hại nặng nề cho người nông dân và doanh nghiệp.
Một góc nhìn khác về tình hình ùn tắc này, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ NN&PTNT nhận định, trong nguy có cơ.
Theo đó, trong khó khăn “vướng” vào ùn tắc, xuất khẩu nông sản với Trung Quốc, đặc biệt mặt hàng thanh long, chúng ta có cơ hội xúc tiến để xuất khẩu thanh long sang các thị trường EU, Ấn Độ.
Nhưng theo Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, chúng ta vẫn chỉ giải quyết theo sự vụ. Mặc dù chúng ta đã có các đề án theo lĩnh vực nhưng chúng ta thiếu chiến lược Quốc gia để huy động nhiều chuyên gia, doanh nghiệp về xuất khẩu nông sản.
"Tôi cho rằng nếu xây dựng sớm thì sẽ không có câu chuyện ùn ứ xảy ra như vừa qua", ông Nam khẳng định và cho biết, như vừa rồi chúng ta mở rộng thị trường, nhưng tôi cho rằng nó chỉ là bài toán tình thế.
Ông Nam phân tích, thanh long không bảo quản được lâu, trong khi bảo quản của chúng ta cũng hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dù mở rộng thị trường nhưng cũng phải xem xét về vùng địa lý. Và 1 vấn đề nữa để thúc đẩy xuất khẩu nông sản phải có mối liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan, làm sao phải có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành với doanh nghiệp, tạo thành chuỗi.
>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ
>>>Ùn tắc nông sản biên giới: Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn dừng nhận xe hoa quả từ 17/1
Do đó, ông Ngô Xuân Nam nhận định, để giải quyết tình trạng ùn tắc nông sản ở cửa khẩu, giải pháp thứ nhất là cần xây dựng chiến lược quốc gia về xuất khẩu nông sản.
Trong đó, quy định tổ chức thực hiện, rồi các cơ quan tham gia vào đó, dự trên cơ sở khoa học, thực tiễn từ đó có những giải pháp bài bản hơn.
Thứ hai, đối với vấn đề ùn tác nông sản trong nhiều năm gần đây, tôi cho rằng cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của khoa học công nghệ, và công tác dự báo.
"Tôi nghĩ rằng cần xem xét chương trình khoa học công nghệ đối với vấn đề này. Xuất khẩu nông sản của chúng ta trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng nhanh, Bộ Khoa học và công nghệ nên đề xuất Chính phủ xây dựng 1 chương trình về khoa học công nghệ đối với xuất khẩu nông sản", ông Nam kiến nghị.
Đồng quan điểm về việc cần có chiến lược quốc gia về xuất khẩu nông sản, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty Bagico nhấn mạnh tới xây dựng thương hiệu nông sản.
Theo đó, để giải bài toán thực tế “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay, Chủ tịch Công ty Bagico cho rằng, cần những giải pháp mang tính căn cơ và dài hơi, cần phải quản lý được thị trường, có quy hoạch về sản xuất và cơ chế một cách bài bản.
“Vấn đề ở đây là phải có một chiến lược quốc gia về xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt. Khi có chiến lược quốc gia về xây dựng thương hiệu thì thương hiệu sẽ là gốc rễ”, bà Nguyễn Thị Thành Thực nhấn mạnh.
Theo đó, không phải nhãn hiệu mà thương hiệu của nông sản Việt phải đến từ quy trình sản xuất, trồng trọt đến chế biến, quản lý thị trường, tiêu chuẩn hàng hóa. Nếu không đảm bảo được những yếu tố căn cơ đó thì nông sản sẽ gặp phải hết rắc rối này đến trục trặc khác trong quá trình tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm
Ùn tắc nông sản biên giới: Đẩy mạnh kênh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử
03:15, 18/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ
03:37, 17/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn dừng nhận xe hoa quả từ 17/1
00:00, 17/01/2022
Ùn tắc nông sản và "bài toán nâng tầm sản phẩm"
04:03, 16/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Phải làm gì để không còn ‘trắc trở” và “gian nan”?
04:00, 15/01/2022