Nóng: 7 Hiệp hội đồng kiến nghị lùi thời gian thu phí cảng biển TP.HCM
7 hiệp hội cùng kiến nghị TP.HCM lùi thời gian thu phí hạ tầng cảng biển đến hết 31/12 để giúp doanh nghiệp tránh rơi vào khó khăn, kiệt quệ thay vì từ 1/4.
>>>Thu phí cảng biển tại TP.HCM: Cần thêm thời gian để doanh nghiệp phục hồi
Bảy hiệp hội gồm: Thực phẩm Minh bạch; Dệt may; Da giày - Túi xách; Sữa; Nhựa; Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ vừa đồng kiến nghị TP.HCM chưa nên triển khai thu phí cảng biển đến hết 31/12.
Theo các hiệp hội, nửa năm 2021, nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoạt động vì dịch bệnh, trong khi phải chi trả nhiều khoản chi như lương cho công nhân, lãi vay ngân hàng, chi phí tồn kho, lưu kho... do không xuất khẩu, bán được hàng.
Tháng 10/2021, thành phố mở cửa trở lại nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động cầm chừng vì thiếu công nhân, nguyên liệu và chuỗi cung ứng bị đứt gãy... Đến đầu năm nay, doanh nghiệp như "ngồi trên đống lửa" vì cước vận tải biển tiếp tục tăng cao, chi phí xăng dầu, giá nguyên liệu đều tăng...
Do đó, các doanh nghiệp cho rằngg, nếu TP HCM quyết thu phí cảng biển ngày 1/4, doanh nghiệp sẽ kiệt quệ. "Thời điểm này, thành phố chưa nên triển khai thu các loại phí nói trên cho đến hết 31/12 để hỗ trợ doanh nghiệp", 7 hiệp hội đề xuất.
Ngoài đề xuất lùi thời gian triển khai, các hiệp hội cũng chỉ ra nhiều bất cập trong việc thu phí của TP HCM. Trong đó, mức phí áp dụng được cho là chưa công bằng, phù hợp, tạo thêm gánh nặng về thủ tục hành chính và tăng thời gian thực hiện thủ tục hành chính, ách tắc trong thực hiện.
Việc này được các hiệp hội dẫn chứng rằng, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP HCM (doanh nghiệp ở tỉnh) bị thu mức phí cao gấp đôi so với doanh nghiệp mở tờ khai tại TP HCM. Điều đó sẽ khiến các doanh nghiệp đổ xô mở tờ khai tại TP HCM gây quá tải và ùn tắc, làm chậm tiến độ thông quan. Ngược lại, nếu doanh nghiệp vận chuyển container (cont) hàng tới cảng Cái Mép thay vì cảng TP HCM, chi phí sẽ tăng thêm từ 3-3,5 triệu đồng một cont.
Việc sử dụng ngân sách thu được từ phí cảng biển cũng được các hiệp hội cho là chưa công khai, minh bạch.
Bên cạnh đó, theo các doanh nghiệp, nếu đóng thêm khoản phí trên, họ sẽ phải đóng phí hai lần đối với các lô hàng xuất khẩu phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu...
Trước động thái chuẩn bị cho thu phí hạ tầng cảng biển kể từ đầu tháng 4/2022 của TP.HCM, các doanh nghiệp cho rằng việc áp dụng thu phí hạ tầng cảng biển cao, không công bằng tại thời điểm này là không hợp lý.
>>>Khởi động thu phí cảng biển tại TP. HCM: Doanh nghiệp lại lo gánh nặng… chi phí
>>>Thu phí cảng biển TP HCM: Tiền thu phải đầu tư, nâng cấp đường vào cảng
Theo Vasep, Lý do đầu tiên, các doanh nghiệp cho rằng, từ đầu năm 2021 - tháng 10/2021, hầu hết doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản vừa phải ngưng hoạt động vì dịch bệnh Covid-19, vừa phải lo trả tiền lương cho công nhân. Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và chưa thực sự hồi phục.
VASEP cũng tiến hành khảo sát, kết quả cũng cho thấy tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đáp ứng được “3 tại chỗ”; khoảng 30-40% doanh nghiệp không đủ thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ”.
Với những nhà máy thực hiện được phương án này thì lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30-50% tổng số lượng lao động, số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương, công suất chế biến đã giảm từ 50-60% so với trước.
Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%. Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp là các tỉnh có số lượng doanh nghiệp thủy sản ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc tạm ngừng sản xuất nhiều nhất để tổ chức lại thực hiện “3 tại chỗ”. Cho tới tháng 10/2021, nhiều địa phương thực hiện tiêm phủ vaccine thần tốc thì doanh nghiệp cũng chỉ có thể hoạt động tối đa 60%.
Cùng với đó, năm 2022 được dự đoán tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Đại dịch COVID-19 lại xuất hiện biến chủng Omicron đang bùng phát với tốc độ lây lan rất nhanh trên thế giới và đã thâm nhập vào Việt Nam. Tình hình quốc tế đang có nhiều diễn biến phức tạp, với những biến động khó lường. Do vậy, kinh tế thế giới dù có dấu hiệu phục hồi, nhưng không vững chắc.
Quý đầu năm nay, chi phí cho sản xuất, cước vận tải biển tăng quá cao, thiếu nguyên liệu, thiếu công nhân… đang khiến cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp thủy sản bị giảm lợi nhuận.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, giữa bối cảnh khi doanh nghiệp còn chưa vực dậy sau điêu đứng của dịch bệnh và Chính phủ, các Bộ ngành đang nỗ lực phục hồi kinh tế, giảm chi phí cho doanh nghiệp bằng các quyết sách linh hoạt thì việc Tp.HCM chuẩn bị thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4 là thời điểm không hợp lý và tạo nên tình trạng “phí chồng phí.”
Nhiều doanh nghiệp thủy sản bức xúc phản ánh rằng, một điều vô lý nữa là đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM thì bị thu mức phí cao gấp đôi đối với doanh nghiệp mở tờ khai hải quan tại Tp. HCM.
Có thể bạn quan tâm
Thu phí cảng biển tại TP.HCM: Cần thêm thời gian để doanh nghiệp phục hồi
04:10, 03/03/2022
TP.HCM: Bắt giữ 500 tấn dầu không rõ nguồn gốc?
15:03, 02/03/2022
“Trùm BOT” thâu tóm doanh nghiệp sở hữu nhiều “đất vàng” tại TP.HCM là ai?
05:15, 02/03/2022