Nóng: 5 Hiệp hội kiến nghị TP HCM không thu phí cảng biển với hàng thuỷ nội địa

THY HẰNG 04/03/2022 16:17

5 Hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến vận tải đường thủy nội địa kiến nghị TP HCM không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải đường thủy nội địa.

>>>Nóng: 7 Hiệp hội đồng kiến nghị lùi thời gian thu phí cảng biển TP.HCM

Các Hiệp hội gồm Hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến vận tải đường thủy nội địa gồm Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Đại lý, Môi giới và dịch vụ Hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC), Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA), và Hội Vận tải thủy Nội địa Việt Nam.

5 Hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến vận tải đường thủy nội địa kiến nghị TP HCM không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa.

5 Hiệp hội kiến nghị TP HCM không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa.

Thu chưa đúng đối tượng

Theo đó, 5 Hiệp hội đồng nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí logistics ảnh hưởng đến sản xuất và xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp vận tải thủy và cung cấp dịch vụ logistics gặp rất nhiều khó khăn do chi phí tăng cao.

Các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ v/v Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với nhiệm vụ là các địa phương “kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội”. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc các Hiệp hội cho biết việc thu phí hạ tầng cảng biển của TP HCM theo Thông báo số 21/TB-UBND đang khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn kép.

Theo các Hiệp hội doanh nghiệp, trước hết cần phân biệt sự khác nhau giữa công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển và cơ sở hạ tầng cảng biển. Cụ thể, công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển là toàn bộ các cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như đường đi lại (cầu, đường, trạm dừng nghỉ, bến bãi đỗ xe ...), năng lượng nguồn điện, nguồn nước ...), môi trường xung quanh (cây xanh đô thị, ...), là nền tảng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt. Công trình này, do địa phương tổ chức quản lý.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng cảng biển Cảng, bến bao gồm toàn bộ các hạng mục công trình (cầu cảng, bến bãi, đường đi lại nội bộ cảng, khu vực văn phòng...), thiết bị bốc xếp (cẩu, xe nâng, ...), các tiện ích (điện, nước, viễn thông, hệ thống thoát nước ...) và vùng nước trước cảng, bến do chủ cảng, bến cảng quản lý. 

Luồng hàng hải, đường thủy kết nối đến cảng biển bao gồm tuyến luồng, hệ thống phao tiêu, báo hiệu trên luồng... do Bộ Giao thông vận tải quản lý. 

Mục đích của việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là phí hạ tầng cảng biển) là tạo nguồn thu nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện hạ tầng của địa phương kết nối các cảng biển, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn. 

Tuy nhiên, phương thức vận tải đường thủy sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, gồm đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, khu neo đậu ngoài cảng, kè, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác về giao thông thủy (do Bộ Giao thông vận tải quản lý). “Phương tiện vận tải bằng đường thủy không sử dụng kết cấu hạ tầng công cộng, công trình dịch vụ trong khu vực cửa khẩu cảng biển, không gây ùn tắc giao thông (do địa phương quản lý), phương tiện thủy nội địa thường nhỏ, mớn nước thấp chỉ từ 3m đến 6,5m sử dụng tuyến luồng tự nhiên”, các Hiệp hội nêu rõ.

Ngược lại, các hiệp hội còn nhấn mạnh rằng vai trò của đường thủy nội địa không chỉ góp phần làm giảm áp lực cho hạ tầng đường bộ, giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ của địa phương kết nối đến cảng biển, mà còn giảm khí thải carbon vào môi trường hướng tới thực hiện cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP 26 là Việt Nam sẽ có “phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, cũng như góp phần giảm phí duy tu sửa chữa hạ tầng hàng năm của Chính phủ.

Từ ngày 1/4/2022, TP HCM dự kiến thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển với mức thu: Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu mở tài khai ngoài Thành phố Hồ Chí Minh: 500.000 đồng/container 20 feet và 1 triệu đồng đối với container 40 feet và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container. 

Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu mở tờ khai tại Thành phố Hồ Chí Minh: 250.000 đồng/container 20 feet và 500.000 đồng đối với container 40 feet và 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.

Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu: 50.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/container 40 feet và 2,2 triệu đồng/container 20 feet.

Đặc biệt là, với phương thức vận tải bằng đường thủy, khi phương tiện làm hàng tại các cảng biển đều phải nộp phí, lệ phí hàng hải cho Cảng vụ và giá dịch vụ cầu cảng cho các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển. Theo thống kê 05 năm trở lại đây, chi phí công dành cho phát triển đường thủy chỉ bằng một phần rất nhỏ so với đường bộ. Đường thủy nội địa chủ yếu sử dụng tuyến luồng, kênh rạch mang tính tự nhiên hiện hữu. 

Do đó, các Hiệp hội doanh nghiệp thống nhất cho rằng: “Việc thu phí hạ tầng cảng biển tại khu vực cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh đối với hàng hóa được vận tải bằng phương tiện thủy nội địa sử dụng các tuyến đường đường thủy xét thấy là chưa đúng đối tượng, làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp vận tải đường thủy”.

Đồng thời, làm tăng chi phí logistics, làm giảm sự cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng hóa của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng sẽ mất nguồn thu từ dịch vụ logistics, dịch vụ xếp dỡ. Hơn nữa, lưu lượng vận chuyển hàng hóa bằng container bằng đường thủy chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng container thông qua cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 

Theo đánh giá của các Hiệp hội, việc Thành phố Hồ Chí Minh thu phí cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ làm giảm sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển, mất lợi thế là cảng biển trung chuyển của khu vực đặc biệt sẽ có sự dịch chuyển rất lớn cả về tàu tuyến nội Á và tàu mẹ ra khu vực cảng biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các cảng khu vực thích hợp lân cận Thành phố Hồ Chí Minh. Trên thực tế, một số hãng tàu đã di chuyển 100% các tuyến nội Á ra khu vực cảng Bà Rịa – Vũng Tàu cụ thể như hãng tàu MSC và CMA CGM. 

Với những đặc thù của phương thức vận tải hàng hóa, container bằng đường thủy khu vực phía Nam, ít gây ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc và vận hành theo hướng vận tải xanh, chi phí vận chuyển chỉ bằng 20% so với vận tải đường bộ và thuận lợi hơn trong việc áp dụng luồng xanh trong chống dịch Covid-19, giảm đứt gãy chuỗi cung ứng, các Hiệp hội nhận định cần khuyến khích tăng nhanh, qua đó góp phần giảm chi phí logistics, tăng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế và hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cải thiện cơ cấu phương thức vận chuyển mà Bộ Giao thông vận tải đang nỗ lực phấn đấu. 

Do đó, 5 Hiệp hội đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh khẩn thiết xem xét không thu phí cơ sở hạ tầng đối với hàng hóa/container được vận tải bằng phương tiện tàu thủy sử dụng các tuyến đường thủy nội địa. 

>>>Thu phí cảng biển tại TP.HCM: Cần thêm thời gian để doanh nghiệp phục hồi

>>>Thu phí cảng biển TP HCM: Tiền thu phải đầu tư, nâng cấp đường vào cảng

Miễn thu với hàng tạm nhập tái xuất

Bên cạnh hàng nội địa xuất nhập khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc các Hiệp dịch vụ, hội vận tải cũng kiến nghị việc không thu phí Cơ sở hạ tầng cảng biển đối với hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất.

Việc thu phí với hàng hóa được vận tải bằng phương tiện thủy nội địa là chưa đúng đối tượng, làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

5 Hiệp hội đồng ký tên kiến nghị việc thu phí với hàng hóa được vận tải bằng phương tiện thủy nội địa là chưa đúng đối tượng, làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

Cụ thể, trung chuyển là loại hàng chỉ nằm trong địa phận bến cảng để chuyển từ tàu này sang tàu khác và đi theo đường biển, đường sống không đi vào nội địa; hàng quá cảnh, hàng tạm nhập – tái xuất với mức phí rất cao 2.200.000 đồng/cont 20' và 4.400.000 đồng/cont 40 nên các doanh nghiệp cảng sẽ mất nguồn hàng này, các doanh nghiệp logistics (vận tải – kho bãi) thực hiện cho hàng trung chuyển, quá cảnh sẽ không còn dịch vụ. Điển hình là hàng quá cảnh, trung chuyển đi Campuchia, các doanh nghiệp của Campuchia đang chuyển dần phương thức quá cảnh, trung chuyển sang Thái Lan, Singapore bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp để trực tiếp đón tàu quốc tế vào cụm cảng Sihanoukville. Như vậy, chúng ta sẽ mất hàng trăm triệu USD tiền cước vận chuyển và bốc xếp khi lượng hàng này không quá cảnh tại Việt Nam. 

Theo tính toán của các Hiệp hội thì lượng hàng giao theo phương thức Tàu/Bãi cảng/Salan chỉ chiếm 1-2% trong tổng số hàng thông qua cảng biển, số còn lại vẫn sử dụng hạ tầng cảng biển <đường bộ=""> do vậy nguồn thu của Thành phố vẫn đảm bảo.

“Vì vậy, các doanh nghiệp cũng kiến nghị không thu phí cơ sở hạ tầng đối với hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập tái xuất vì không đúng đối tượng thu do các loại hàng này không đưa vào nội địa, không sử dụng hà tầng cảng biển”, các Hiệp hội kiến nghị.

Đồng thời cho biết điều này phù hợp với Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy ngày 17/12/2009. Đối với hàng tạm nhập – tái xuất, hàng quá cảnh được vận chuyển bằng xe đầu kéo sử dụng đường bộ: đề xuất thu với mức phí bằng với mức phí hàng hóa xuất nhập khẩu, tương đương 250.000 đồng/cont 20' và 500.000 đồng/cont 40”. 

Có thể bạn quan tâm

  • “Bỏ ngỏ” an toàn đường thuỷ nội địa miền Trung

    17:01, 20/02/2022

  • Đề xuất không thu phí hạ tầng cảng biển với hàng hoá đường thuỷ nội địa

    01:47, 06/01/2022

  • Phát triển đường thủy nội địa: Đầu không xuôi, đuôi sao lọt?

    11:00, 18/11/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

    19:23, 02/11/2021

THY HẰNG