Lời giải nào gỡ nút thắt cho doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang?
“Thiên không thời, địa không lợi” là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang hiện nay", ông Nguyễn Hữu Thập - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang.
Với cự ly cách Thủ đô Hà Nội 145 km và mất khoảng 2,5-3 tiếng đồng hồ di chuyển giữa Hà Nội và Tuyên Quang. Đây không chỉ là một điểm rất khó khăn cho tỉnh mà còn và điểm khó cho các doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh này.
>>> Giải pháp đột phá đưa Tuyên Quang thành trung tâm sản xuất chế biến gỗ
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp về vấn đề giao thông, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang, ông Nguyễn Hữu Thập cho biết: “Thiên không thời, địa không lợi” là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp tỉnh này.
“Hiện tại Tuyên Quang mới chỉ có đường quốc lộ. Đường sông, đường biển, đường hàng không đều không có, chính vì thế nên rất ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư”, ông Thập chia sẻ.
Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, thị trường của Tuyên Quang cũng rất nhỏ bé, eo hẹp với điều kiện để tiếp cận khi vận chuyển hàng hóa sản xuất ra đem đến những trung tâm như Thủ đô Hà Nội hoặc cảng biển, đường sắt để tiêu thụ thì chi phí vận chuyển, giá thành logistics rất lớn. Điều đó ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh, khó khăn hơn so với các tỉnh khác cũng như so với khu vực miển núi phía bắc.
>>> Tuyên Quang: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Trước những khó khăn đó, Tuyên Quang cùng cộng đồng doanh nghiệp cũng đã có những nỗ lực lớn khi đang tập trung vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trong đó coi trọng việc sản xuất chế biến gỗ là trung tâm phát triển ngành chế biến gỗ của các khu vực miền núi phía bắc.
“Với độ che phủ rừng của Tuyên Quang lớn, có đến 65% diện tích đem lại nguồn nguyên liệu cho chế biến để phục vụ gỗ xuất khẩu. Ngoài ra, các loại nông sản như chè và những loại sản xuất vật liệu xây dựng cũng là một thế mạnh của Tuyên Quang”, ông Thập cho biết.
Thêm vào đó, Tuyên Quang cũng đang chú trọng đến phát triển du lịch. Việc kết nối Tuyên Quang với các trung tâm như Thủ đô Hà Nội do có cự ly xa với các trung tâm lớn nên việc thu hút du lịch hiện nay của tỉnh cũng chưa phát triển được.
Ông Nguyễn Hữu Thập cho rằng cần kêu gọi các doanh nghiệp nỗ lực đầu tư đến với Tuyên Quang để tỉnh ngày càng phát triển hơn. “Đến cuối năm 2023, sau khi tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai hoàn thành thì chắc chắn tỉnh sẽ giảm tải được cự ly và thời gian, sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn, có cơ hội để phát triển hơn hiện nay.” Ông Thập kỳ vọng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Thập cũng cho biết hiện nay thị trường sản xuất chế biến gỗ là thế mạnh của Tuyên Quang hiện cũng đang gặp khó khăn khi suy giảm các đơn hàng trên thế giới, nhất là các đơn hàng từ các nước Châu Âu đang nhập các sản phẩm từ gỗ rừng trồng đã cắt giảm lớn về đơn hàng.
Theo ông Thập hiện các đơn hàng đầu ra của Tuyên Quang hiện nay đang thiếu và yếu, vì thế sản xuất không đáp ứng được kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cũng đã phải cắt giảm sản lượng cũng như chi phí, điều đó gây ảnh hưởng đến đời sống người lao động.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết: Một lợi thế của tỉnh này là có Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, với việc sản xuất ổn định nên có thể tiêu thụ tất cả những sản phẩm gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất giấy. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã có một số doanh nghiệp làm về sản phẩm viên nén gỗ nên việc tiêu thụ được những sản phẩm đặc thu sau khi chế biến gỗ giao đoạn này không quá khó khăn.
>>> Tuyên Quang chuyển đổi số toàn diện
Sau 3 năm COVID-19 cùng với chiến tranh giữa Nga - Ukraina, cùng với đó thị trường bất động sản gần như đóng băng... đã để lại hậu quả suy giảm kinh tế rất lớn. Tuy vậy, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang vẫn kỳ vọng: trong nguy có cơ và cũng là cơ hội để doanh nghiệp tái cấu trúc, tái đầu tư và nâng cao năng lực của chính mình.
Ông chia sẻ: Trong nguy luôn có cơ. Đối với các doanh nghiệp tôi cho rằng cần phải nỗ lực tái cấu trúc cũng như định vị lại doanh nghiệp mình để hướng đến phát triển bền vững.
“Dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay gần như đã lỗi thời, lạc hậu chính vì thế tác động nhiều đến việc sản xuất khiến giá thành chi phí cao, mẫu mã không đẹp và tiêu thụ khó khăn.
Tôi cho rằng các doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều hơn về dây chuyền, thiết bị, máy móc và công nghệ để làm sao sản xuất ra được sản phẩm có chất lượng mẫu mã đẹp, giá thành cạnh tranh.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin nhất là trong việc số hóa hay chuyển đổi số để giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tiếp cận được thị trường và đưa sản phẩm đến với các sàn thương mại điện tử”, ông Thập nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Tuyên Quang: Cơ hội từ chuyển đổi số
15:38, 24/06/2023
Tuyên Quang chuyển đổi số toàn diện
15:32, 24/06/2023
Tuyên Quang chuyển từ tư duy "cấp phép" sang "phục vụ"
16:39, 20/05/2023