Thương mại điện tử - lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân

NGUYỄN VIỆT 19/08/2022 12:03

Chuyển đổi số, thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cho người dân.

>>“Phủ sóng” sản phẩm địa phương trên thương mại điện tử

Ông Bùi Huy Hoàng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chia sẻ tại Hội nghị Xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã với chuyên đề “Nông sản an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ”, vừa diễn ra gần đây.

Ông Bùi Huy Hoàng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương). Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Bùi Huy Hoàng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương). Ảnh: Nguyễn Việt

Theo ông Bùi Huy Hoàng, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được đánh giá có tiềm năng với tốc độ tăng trưởng liên tục cao trong khu vực. Chuyển đối số trong ngành Công Thương là một định hướng quan trọng của Bộ Công Thương thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/BCSĐ thực hiện Chương trình chuyển đổi số của Bộ Công Thương giai đoạn 2022 – 2025 và xác định tập trung vào những nhóm giải pháp đồng bộ hướng tới người dân, doanh nghiệp, địa phương là chìa khóa để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 

Chính vì vậy, từ cuối năm 2020 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai đồng loạt nhiều chương trình, hoạt động thúc đẩy thị trường phát triển thương mại điện tử và các giải pháp số hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng thương mại điện tử, như “Ngày mua sắm trực tuyến Quốc gia Online Friday”, “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn TMĐT, Chương trình Go-Online…

Hoặc các chương trình hợp tác thương mại điện tử với các nền tảng thương mại điện tử quốc tế lớn để hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới. 

Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã chủ động phối hợp với các Sở ngành các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động thương mại điện tử với kết nối với các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam là Sendo.vn, Voso.vn, Postmart, Tiki.vn, Shopee, Lazada…

Triển khai các Hội nghị đào tạo tập huấn về kỹ năng thương mại điện tử cho doanh nghiệp, HTX, cán bộ quản lý địa phương hay Hội nghị xúc tiến tiêu thụ nông sản, đặc sản địa phương qua thương mại điện tử, nhiều sự kiện quy mô lớn, nhỏ như đào tạo tập huấn và kết nối thương mại điện tử với hàng nghìn doanh nghiệp tiếp cận và đã đạt được những kết quả hết sức tích cực, đã thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi mô hình kinh doanh. 

Cùng với các hoạt động kết nối thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa qua thương mại điện tử, các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp cũng được giới thiệu và triển khai như áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, giải pháp tài chính số cho doanh nghiệp, phương thức quản lý doanh nghiệp không dùng tiền mặt, giải pháp logistics thông minh… đến từ các đối tác của chương trình.

>>Thương mại điện tử sẵn sàng “chia lửa” cùng nông sản Bắc Kạn

>>Thương mại điện tử: “Làn sóng” mới trong thói quen tiêu thụ nông sản

>>OCOP thích ứng tình hình mới qua thương mại điện tử

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nguyễn Việt

“Đã có rất nhiều thông tin hoạt động đã triển khai hoặc sắp tổ chức được đăng tải rộng rãi trên trang www.tuhaoviet.vn - Cổng thông tin chính thức của Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, ông Hoàng nói.

Năm 2022, bên cạnh đẩy mạnh kết nối thương mại điện tử theo địa phương, Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) định hướng kết nối theo vùng (như khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và ĐBSCL), theo hướng phối hợp đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ trên cả kênh truyền thống và thương mại điện tử tại thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Tổ chức các chương trình kết nối thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương trên thương mại điện tử; đào tạo tập huấn cho doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã phân phối trên thương mại điện tử một cách hiệu quả.

Có thể nói, chuyển đổi số hiện nay đối với nhiều doanh nghiệp, HTX địa phương còn khó khăn nhưng đây là xu hướng tất yếu khách quan, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, tránh bị tụt hậu. Chính vì vậy, các HTX địa phương cần khẩn trương, kiên trì, liên tục.

Kế thừa những thành tựu phát triển công nghệ, các ứng dụng và dữ liệu số đã có, đi đôi với đổi mới sáng tạo và quan trọng nhất chính là sự chủ động tiếp cận và ứng dụng công nghệ của chính những chủ thể kinh doanh. 

“Chúng tôi luôn mong muốn được tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành Trung ương, Liên minh HTX, UBND các tỉnh, thành phố, các Sở ngành địa phương để phát triển các hoạt động chuyển đổi số, thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cho người dân”, ông Hoàng chia sẻ.  

Có thể bạn quan tâm

  • Thương mại điện tử cần thêm cơ chế hỗ trợ

    03:30, 07/06/2022

  • Hải Phòng: Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

    00:40, 02/06/2022

  • Đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều qua sàn thương mại điện tử, nền tảng online

    00:11, 30/05/2022

  • Sàn thương mại điện tử phải nộp thuế thay người bán: Rủi ro gánh nặng tuân thủ

    13:00, 25/05/2022

  • Thương mại điện tử: “Làn sóng” mới trong thói quen tiêu thụ nông sản

    12:23, 25/05/2022

NGUYỄN VIỆT