Thiếu đồng bộ trong chuyển đổi số cảng biển

THÀNH NGÂN 19/07/2023 00:02

Hiện tại mỗi cảng biển lại sử dụng một phần mềm khác nhau dẫn đến sự thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho khách hàng và lãng phí nguồn lực.

>>>Chuyển đổi số quốc gia: Cuộc đua luật hóa “AI tạo sinh”

Anh Bùi Đức Toàn – lái xe container thuộc Công ty TNHH logistics Tân Hải Long (Hải Phòng) cho biết: “Trước đây, khi xe thực hiện thủ tục giao nhận tại cổng, lái xe phải trình lệnh giao nhận giấy và các chứng từ, nhân viên giao nhận của cảng kiểm tra thông tin, tình trạng đăng kiểm, tải trọng cho phép của xe; số Seal, tình trạng conatiner đồng thời nhập số xe đầu kéo, rơ moóc, số container, VGM và các thông tin liên quan vào phần mềm, nhân viên giao nhận in phiếu vị trí container giao cho lái xe.

Mỗi cảng một kiểu

Thời gian thực hiện thủ tục tại cổng trước đây từ 5 – 10 phút/xe. Sau khi ứng dụng Smart gate thời gian hệ thống tự động nhận diện và chụp ảnh giảm xuống còn 10 – 25 giây/xe” – anh Toàn chia sẻ.

Đây là hệ thống giao nhận cổng tự động tại Chi nhánh cảng Tân Vũ (Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng). Hệ thống Smart gate thực hiện đối với đầy đủ các tác nghiệp bao gồm: Xuất giao thẳng, Giao hàng nhập, Giao rỗng, Hạ hàng xuất, Hạ rỗng với quy mô ứng dụng cho 10 làn xe tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ. Để thực hiện Smart gate, khách hàng cần đăng ký tài khoản sử dụng ePort đối với Công ty và cài đặt App Container Driver trên điện thoại di động đối với lái xe.

Một “gã khổng lồ” khác là Gemadept đã ra mắt và triển khai sử dụng ứng dụng cảng thông minh SmartPort tại các cảng Nam Hải Đình Vũ và Nam Đình Vũ (Hải Phòng) vào tháng 5/2021. Tại thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh đã ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp, tiếp xúc trong tác nghiệp logistics. SmartPort như một giải pháp tháo gỡ vấn đề nóng của hệ thống cảng.

Các doanh nghiệp cần tác nghiệp tại cảng chỉ cần sử dụng ứng dụng SmartPort trên các thiết bị điện tử và dễ dàng thực hiện tại chỗ các hoạt động làm lệnh trực tuyến cho các hoạt động giao nhận, nâng hạ, đóng rút, dịch vụ tại cảng…; sử dụng các chứng từ điện tử, tra cứu dữ liệu đa cảng; tiến hành các tác nghiệp thanh toán trực tuyến…

Ông Trần Viết Mạnh - Phó Giám đốc Công ty CP Cảng Nam Đình Vũ cho biết: “thay vì khách hàng phải mất từ 25-30 phút trung bình khi giao nhận một container hàng hoá như phương pháp truyền thống thông thường thì khi chúng tôi ứng dụng những công nghệ mới, thiết bị mới thì đã giảm thời gian này xuống trung bình còn từ 7-8 phút và thậm chí là ít hơn. Đồng thời, các tác nghiệp và hoạt động tại cảng được cập nhật liên tục lên hệ thống dữ liệu lớn của ứng dụng, giúp cho các đối tác thay vì thông báo kết quả thủ công từ bộ phận hiện trường về văn phòng thì đã có thể tiến hành tra cứu nhanh chóng, đảm bảo thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc mà vẫn chính xác.

Cần người “cầm cái”

Mặc dù cảng nào cũng áp dụng việc chuyển đổi số, thế nhưng mỗi đơn vị lại có một phần mềm khác nhau. Theo ông Lê Mạnh Cương – PCT Hiệp hội logistics Hải Phòng, mỗi cảng có một phần mềm ứng dụng quản lý riêng. Giá mỗi phần mềm cũng không hề ít tiền, có những đơn vị phải mua cả hàng triệu đô – la Mỹ.

Việc mỗi đơn vị sử dụng riêng một phần mềm đã tạo ra sự thiếu đồng bộ, lãng phí và đặc biệt khó khăn cho khách hàng sử dụng. Thế nhưng, để kết nối được với nhau cần có 1 cơ quan đứng ra “cầm trịch”. Thậm chí, Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt về hạ tầng CNTT.

Ông Cáp Trọng Cường - TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam cho biết: để thay đổi một phần mềm quản lý cảng biển, doanh nghiệp đã phải đầu tư vài triệu USD. Đầu tư vào hạ tầng công nghệ là đầu tư không ai nhìn thấy nhưng chi phí rất cao. Cái này không chỉ quản lý nhà nước làm được mà cần sự đồng hành của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cùng phải xắn tay vào thì mới làm được.

“Tuy nhiên, nó giống như một sân chơi, Nhà nước phải tạo ra một hạ tầng nền tảng, trên đó có sự đồng bộ thì các doanh nghiệp căn cứ trên chuẩn dữ liệu đó mới có thể xây dựng phần mềm của mình tương thức, tương ứng thì từ đó mới hoạt động được. Chứ nếu mỗi đơn vị, doanh nghiệp làm một kiểu, không có định hướng chung thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được tới một kho dữ liệu cơ sở cho việc tổng thể của thành phố hay khu vực ngành nghề. Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng tất yếu mà tôi nghĩ rằng nó là sự tồn tại của doanh nghiệp”, ông Cáp Trọng Cường nhận định.

Còn theo ông Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng: Hạ tầng số của TP Hải Phòng mặc dù đã có sự phát triển, cải thiện tuy nhiên chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế số. Để phát triển kinh tế số thì cần có những chính sách phù hợp để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ số. Đồng thời, cần có sự chủ động vào cuộc của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển đổi số quốc gia: Cuộc đua luật hóa “AI tạo sinh”

    Chuyển đổi số quốc gia: Cuộc đua luật hóa “AI tạo sinh”

    03:50, 17/07/2023

  • Bến Tre tăng tốc chuyển đổi số

    Bến Tre tăng tốc chuyển đổi số

    16:48, 15/07/2023

  • Chuyển đổi số trong nội bộ cơ quan nhà nước: Hướng đến hình thành “công chức điện tử”

    Chuyển đổi số trong nội bộ cơ quan nhà nước: Hướng đến hình thành “công chức điện tử”

    16:37, 14/07/2023

  • Chuyển đổi số quốc gia: Thanh lọc mạng cần một chiến lược dài hơi

    Chuyển đổi số quốc gia: Thanh lọc mạng cần một chiến lược dài hơi

    11:00, 10/07/2023

  • Chuyển đổi số trong bối cảnh AI

    Chuyển đổi số trong bối cảnh AI

    17:08, 06/07/2023

  • Chuyển đổi sốp/- xu hướng phát triển chung của thế giới

    Chuyển đổi số - xu hướng phát triển chung của thế giới

    17:00, 06/07/2023

  • Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia

    Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia

    14:13, 05/07/2023

THÀNH NGÂN