Chuyển đổi số trong ngành logistics ở Tây Nguyên
Ngành vận tải ở Tây Nguyên đang từng bước hoàn thiện chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả và quản lý phương tiện của doanh nghiệp.
>>Cần tối ưu hóa quy trình vận hành trong logistics
Tại Gia Lai, Công ty TNHH Vận tải Hồng Hải là đơn vị kinh doanh sớm áp dụng chuyển đổi số vào quản lý phương tiện và con người. Trong đó, các xe đã sớm lắp thiết bị giám sát hành trình, camera quan sát và wifi cho hành khách. Ngoài ra thông tin hàng hoá cũng được nhập và quản lý bằng hạ tầng số.
Ông Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Hồng Hải, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Gia Lai chia sẻ "với sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin, chúng tôi đang là ngành dịch vụ trọng yếu, nền tảng cho thương mại hàng hóa. Do đó áp dụng chuyển đổi số vào quản lý cũng góp phần giảm nhân lực, tăng sức cạnh tranh trực tiếp về giá cả. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị kinh doanh vận tải trong môi trường kinh tế số”.
Đắk Lắk là tỉnh có mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, phấn đấu trong năm 2023 là tỉnh có vị trí 30/63 tỉnh, thành. Địa phương sẽ dành khoảng 300 tỷ đồng đầu tư cho lĩnh vực chuyển đổi số, quyết tâm tạo bước chuyển mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ngành locgistics cũng được chú trọng tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp thực hiện trên nền tảng số.
Giám đốc Công ty TNHH Vận tải ô tô An Phước, ông Phạm Đông Thanh cho biết “Công ty đã chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để vừa tìm kiếm đối tác, giao dịch, ký kết hợp đồng, vừa chỉ đạo điều hành hiệu quả hơn. Hợp đồng hoặc những giao dịch với khách hàng thì chuyển qua email, thậm chí các hóa đơn, chứng từ đều thực hiện qua email hết. Tiền thì chuyển qua internet banking. Kể cả vấn đề điều hành thì cũng ứng dụng các nền tảng internet, ví dụ các mạng xã hội hoặc phần mềm viết riêng cho doanh nghiệp. Thông qua các nền tảng đó để hạn chế tiếp xúc”.
>>Thái Nguyên: “Đánh thức” tiềm năng dịch vụ Logistics
Bộ Giao thông vận tải cũng đã ký ban hành Kế hoạch số 4998/KH-BGTVT về phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh vùng Tây Nguyên theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Trong đó, tập trung nâng cao sức cạnh tranh của ngành logistics nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào tất cả các khâu để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả vận chuyển và minh bạch.
Với sự bùng nổ của công nghệ số và Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Logistics đang có rất nhiều cơ hội bứt phá để đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế của các địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Điện Biên đẩy mạnh chuyển đổi số
07:00, 18/10/2023
Tuần lễ chuyển đổi số năm 2023 từ khai thác dữ liệu số, thanh toán số
11:40, 17/10/2023
Thái Nguyên: “Chuyển đổi số” là đòn bẩy tăng trưởng
10:30, 15/10/2023
Học hỏi chuyển đổi số logistics và chuỗi cung ứng từ Nestlé
20:54, 08/05/2023
Giải bài toán logistics ở Tây Nguyên
14:54, 07/10/2023