Tầm vóc mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc có cùng thiên tính bẩm sinh yêu chuộng hòa bình; cùng mang trong mình lòng tự tôn, sẽ là nền tảng vững vàng giúp sinh sôi nảy nở vạn điều tốt đẹp.
Dưới góc nhìn ngoại giao toàn cầu, Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ “đặc biệt của đặc biệt”. Khẳng định này xuất phát từ điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử, cả khách quan lẫn chủ quan. Đến nay, đã có gần 60 tỉnh/thành của Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương Trung Quốc.
Hai nước có chung đường biên giới, cùng chế độ chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo, bắt nguồn từ học thuyết Marx - Lenin; văn hóa tương quan, nhân chủng học tương đồng, cấu trúc kinh tế, xã hội tương tự.
Hợp tác Việt Nam - Trung Quốc đã đi vào chiều sâu. Đơn cử, trong tư tưởng, văn hóa, học thuật, người Việt từng lấy giá trị Trung Quốc làm chuẩn. Nho giáo từng được dạy rất kỹ trong các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu đào tạo nhân lực bậc cao tại nước ta.
Một thời kỳ dài, các bậc đại nhân, đại trí nước nhà được định nghĩa là những người “biết” chữ Hán, nghiên cứu luận giải “Kinh dịch”, học “Tứ thư”, đọc sách thánh hiền, trên thông thiên văn dưới tường địa lý.
Hệ giá trị “tam cương”, “ngũ thường”, “phép trị quốc” rút ra từ Nho giáo, Lão giáo được áp dụng rộng rãi trong suốt chiều dài phong kiến Việt Nam. Đến ngày nay, một vài khía cạnh cơ bản của các tư tưởng ấy như thi cử, khoa bảng, đỗ đạt thành tài, phụng sự nhân dân… vẫn còn giá trị trong xã hội nước ta.
>>Quan hệ Việt - Trung sang trang mới
Việt Nam -Trung Quốc đã tồn tại cạnh nhau và tạo ra một không gian sống đặc biệt. Từ quy luật sinh tồn khách quan ấy, để sẵn sàng tâm lý rằng: bên cạnh quốc gia nào cũng vậy, tình láng giềng hữu nghị luôn phải bền chặt thì mới cùng nhau thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực.
Dưới kỷ nguyên lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Trung Quốc đạt được những thành tựu “hiếm thấy”, càng khẳng định vị thế và vai trò của nước này trên trường quốc tế. Điều đó là không thể bàn cãi. Nhưng, dân tộc Việt Nam cũng đã trường tồn ít nhất 4.000 năm. Việt Nam hội đủ những gì tinh hoa, ưu tú nhất của loài người, đủ sức “đề kháng” và vượt qua mọi biến cố. Đến nay, Việt Nam cũng đã có vị thế lớn trên trường quốc tế.
>>Điểm giao thoa trong quan hệ Việt - Trung
Ngày nay và mai sau nữa, Việt Nam và Trung Quốc không bao giờ hết không gian xây dựng tình bằng hữu. Hợp tác kinh tế, chính trị, đầu tư, tài chính tiền tệ, khoa học công nghệ, ngoại giao nhân dân, văn hóa, học thuật,... đôi bên dư sức vươn lên tầm cao mới.
Hai thập kỷ liên tiếp Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Nhiều chuyên gia kỳ vọng chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho quan hệ hai nước trong thời gian tới. Quan hệ này đã thành công sẽ còn thành công hơn nữa!
Có thể bạn quan tâm
Điểm giao thoa trong quan hệ Việt - Trung
04:30, 01/11/2022
Quan hệ Việt - Trung: Đại đồng vì đại cục
11:08, 31/10/2022
Quan hệ Việt - Trung: Hợp tác, đầu tư thành điểm sáng phát triển
09:43, 08/07/2019
ĐIỂM BÁO NGÀY 02/11: Quan hệ Việt - Trung sang trang mới
05:09, 02/11/2022
Quan hệ Việt - Trung sang trang mới
03:00, 05/11/2022