Lộ diện tác động của xung đột Israel - Hamas tới kinh tế châu Âu
Golman Sachs "chỉ điểm" giá năng lượng chính là rủi ro tương lai với kinh tế khu vực châu Âu. Nguyên nhân chính do xung đột Hamas - Israel.
>> Xung đột Israel - Hamas: "Cú sốc" với kinh tế châu Âu
Các nhà kinh tế thuộc Golman Sachs đã đưa ra mô hình đánh giá tác động của xung đột Israel - Hamas với kinh tế châu Âu. Theo đó, cuộc chiến này đã gây áp lực với khu vực đồng tiền chung euro ngay cả khi giá năng lượng không tăng phi mã.
Những lĩnh vực bị ảnh hưởng đã được chỉ ra, đó là thương mại ngoại biên, điều kiện tài chính bó hẹp, giá năng lượng cao hơn đôi chút và niềm tin nhà đầu tư, người tiêu dùng sụt giảm.
Tuy nhiên, thương mại chưa phải là “điểm đen” do tổng lượng giá trị thương mại mà khu vực châu Âu xuất khẩu sang Israel chỉ khoảng 0,4% GDP, trong khi mức độ ảnh hưởng tương tự của Anh ít hơn, ở mức 0,2% GDP.
Tiếp đến, điều kiện tài chính thắt chặt hơn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và làm trầm trọng thêm lực cản hiện có đối với hoạt động kinh tế do lãi suất cao hơn ở cả khu vực đồng euro và Vương quốc Anh.
Katya Vashkinskaya - nhà phân tích kinh tế châu Âu nhận định, lĩnh vực nhạy cảm nhất và có khả năng tác động mạnh nhất từ xung đột Israel - Hamas có thể lan sang nền kinh tế châu Âu thông qua thị trường dầu khí.
Kể từ khi xung đột Hamas - Israel nổ ra, thị trường hàng hóa đã chứng kiến sự biến động gia tăng, với giá dầu thô Brent và giá khí đốt tự nhiên châu Âu lần lượt tăng khoảng 9% và 34% vào thời điểm cao điểm. Golman Sachs dự báo giá dầu có thể tăng từ 5% đến 20% so với mức cơ bản, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cú sốc nguồn cung dầu.
Theo tính toán riêng với kinh tế EU, nếu giá dầu tăng 10% liên tục 12 tháng thường làm giảm 0,2% GDP thực tế của khu vực đồng euro và tăng giá tiêu dùng lên gần 0,3% trong cùng thời gian; những ảnh hưởng tương tự cũng từng được thống kê tại nền kinh tế Anh quốc.
Gần đây, một số chuyên gia kinh tế ở Anh đã liệt kê giá dầu mỏ vào danh mục “rủi ro tương lai”. Lý do căn bản vẫn giữ nguyên như thời khắc sau ngày 7/10, nếu xung đột Israel - Hamas leo thang, giá dầu có thể vọt lên 150USD/thùng.
>>"Phiêu lưu" năng lượng, châu Âu trả giá đắt!
Rủi ro về năng lượng là chủ đề được quan tâm nhất ở châu Âu kể từ khi lục địa này kiên quyết thông qua lệnh cấm vận với dầu mỏ của Nga. Cho dù truyền thông phương Tây liên tục đưa tin nhiều quốc gia châu Âu hoàn thành mục tiêu dự trữ khí đốt, nhưng nỗi lo vẫn còn đó.
Vấn đề là không một quốc gia nào ở châu Âu có thể dự trữ đủ 100% nhu cầu, do các kho chưa được thiết kế với mục đích dự phòng là chủ yếu. Đây là lý do vì sao lượng nhập khẩu vẫn tăng bất chấp kho chưa đã lấp đầy.
Khả năng dự trữ hạn chế, không thể tự chủ khai thác và những động thái khó lường từ OPEC+ gây ra quá nhiều nỗi lo với an ninh năng lượng tại châu Âu. Nghiêm trọng hơn, khối này vẫn chưa sẵn sàng cho tiến trình chuyển đổi năng lượng.
Điều này hoàn toàn phù hợp với những dự báo kinh tế ngắn hạn. Uỷ ban châu Âu đánh giá, triển vọng kinh tế EU trong năm nay đã giảm xuống 0,6% từ 0,8% đối với 20 quốc gia sử dụng đồng euro và giảm xuống 1,2% từ 1,3% cho 2024.
Có thể bạn quan tâm
"Phiêu lưu" năng lượng, châu Âu trả giá đắt!
04:30, 09/12/2023
Xung đột Israel - Hamas: Châu Âu run rẩy vì "vàng đen"
04:30, 07/11/2023
Kinh tế Đức suy giảm, "báo động đỏ" cho châu Âu
03:30, 01/11/2023
Xung đột Israel - Hamas: "Cú sốc" với kinh tế châu Âu
04:00, 15/10/2023
Châu Âu "lục đục nội bộ" về cách tiếp cận xung đột Israel - Hamas
04:00, 12/10/2023