Hai thái cực cắt giảm lãi suất của FED
Chu kỳ tăng lãi suất của FED đã tạm thời chấm dứt. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất lúc này là tổ chức này sẽ cắt giảm lãi suất bao nhiêu, vì mục đích gì?
>>FED "đau đầu" dung hoà mục tiêu tăng trưởng và lạm phát
Hãng tin tài chính uy tín có trụ sở tại Mỹ CNBC đã thực hiện một khảo sát, cho thấy phần lớn số người được hỏi cho rằng, Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 6/2024, mức cắt giảm là khoảng 85 điểm cơ bản trong năm tới, khoảng 25 điểm cơ bản trong mỗi quý.
Cuộc họp chính sách của FED trong tuần này sẽ cho thấy rõ ràng hơn. Ông Michael Gapen, chuyên gia kinh tế tại Bank of America, cho biết: “Đây sẽ là cuộc họp thứ ba liên tiếp mà FED vẫn giữ nguyên lãi suất và theo quan điểm của chúng tôi, có nghĩa là tổ chức này đã hoàn tất chu kỳ tăng lãi suất”.
Trong tháng 11, CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, khớp với dự báo của các chuyên gia và thấp hơn mức 3,2% của tháng trước đó. Nếu so với tháng trước, CPI tăng 0,1% so với tháng trước. Như vậy, lạm phát của Mỹ vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu đưa lạm phát về 2% của FED.
Với nhà đầu tư, vấn đề không chỉ là dự báo chính xác FED có giảm lãi suất hay không, mà là FED giảm lãi suất vì mục đích gì, đâu là nguyên nhân? Nếu lãi suất giảm vì lạm phát “hạ nhiệt”, kinh tế khởi sắc sẽ là tin tốt lành với nhà đầu tư.
Ngược lại, khi hàng loạt yếu tố bất ổn với kinh tế thế giới, việc cắt giảm lãi suất sẽ bảo vệ cho kinh tế Mỹ trước các nguy cơ tiềm ẩn, trong đó có sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu.
Lãi suất thấp giúp Mỹ giải quyết những vấn đề nội tại, đó là nguy cơ suy thoái trong năm 2024, được đo bằng tỷ lệ thất nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp giảm và nhu cầu tiêu dùng suy yếu.
Như vậy, FED hạ lãi suất giống như tấm gương phản chiếu những gì sắp xảy ra. Vậy kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh mềm” đúng ý định hay sắp rơi vào suy thoái? Đây là câu hỏi rất lớn trong năm 2024.
>>Lãi suất FED - “bức màn sắt” của kinh tế Mỹ
Hết quý III/2023, kinh tế Mỹ tăng trưởng 5,2%, mạnh nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen gọi đó là bằng chứng vững vàng của nền kinh tế, nhưng bà cũng đồng tình với các chuyên gia, rằng “tăng trưởng có thể giảm tốc trong thời gian tới”.
Trụ cột tạo ra con số đáng mơ ước như trên là nhờ tiêu dùng tăng mạnh ở nền kinh tế số 1 thế giới trong suốt mùa hè năm nay. Vấn đề đặt ra là khả năng “móc hầu bao” của người Mỹ có còn mạnh mẽ trong thời gian tới? Jeffrey Roach - nhà phân tích từ LPL Financial trả lời trực diện “tôi cho là không”.
Dường như FED đang chọn phương án cố tình tạo ra suy thoái để kìm chế lạm phát. Rất thể thấy rằng, Chủ tịch FED Powell là một Chủ tịch FED rất ám ảnh bởi lạm phát, ông đã tuyên chiến với lạm phát rất quyết liệt ngay từ đầu nhiệm kỳ.
Ngoài ra, giá dầu mỏ cho hợp đồng tương lai giao đầu năm 2024 cũng phần nào cho thấy tình hình kinh tế toàn cầu không khả quan, theo đó giá dầu nằm trong khoảng 71,5 - 76,1 USD/thùng.
Có thể bạn quan tâm
Ngóng thông tin lãi suất từ Fed, vàng lao dốc không phanh
12:00, 12/12/2023
Giá vàng tuần tới: Đừng xem nhẹ thái độ “diều hâu” của FED
11:20, 10/12/2023
Chờ đợi sớm lần cắt lãi suất Fed đầu tiên và tác động tới Việt Nam
12:24, 04/12/2023
Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất, vàng tiếp tục tăng mạnh
09:39, 04/12/2023