Buôn Ma Thuột chủ động đối thoại, gỡ khó cho doanh nghiệp
Hiện toàn thành phố Buôn Ma Thuột có 6.640 doanh nghiệp đang hoạt động, do đó Thành phố Buôn Ma Thuột đã chủ động đối thoại với doanh nghiệp để gỡ khó.
>>Hải Phòng: Vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại doanh nghiệp
Tham gia buổi đối thoại có hơn 50 doanh nghiệp, nhà đầu tư thuộc Hội Doanh nhân Thành phố Buôn Ma Thuột. Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột, ông Vũ Văn Hưng thông tin, trong hơn hai năm thực hiện Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị đã đạt được những kết quả quan trọng, đô thị đã có bước phát triển khá nhanh. Các dự án phát triển đô thị đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và xã hội đã được thực hiện mở rộng và chỉnh trang gắn với cải tạo, kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Theo số liệu thống kê, toàn thành phố Buôn Ma Thuột có 6.640 doanh nghiệp đang hoạt động với số vốn điều lệ đăng ký là 88.687 tỷ đồng, chiếm 55% tổng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Đa số các doanh nghiệp đều có hoạt động kinh doanh, sản xuất, thương mại - dịch vụ phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Các chỉ tiêu kinh tế quan trọng đều tăng so với năm 2022.
Ông Lê Đức Huy – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk (Simexco) góp ý về phát triển ngành hàng cà phê trong việc xây dựng Buôn Ma Thuột là “Thành phố Cà phê của thế giới". Trong đó, cần xây dựng được bản sắc văn hoá của địa phương gắn với các thương hiệu, chất lượng để thúc đẩy lẫn nhau, tạo đà cho phát triển."
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân TP. Buôn Ma Thuột, ông Trần Đình Tuấn nêu ý kiến góp ý về nâng cao chất lượng hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố. Đặc biệt là cơ chế, chính sách để phát triển dịch vụ homestay, camping, trekking. Ngoài cơ sở hạ tầng, sản phẩm phục vụ du lịch cần phải có những nét riêng, tạo dấu ấn cho du khách.
Ngoài ra, một số đại diện doanh nghiệp khác đóng góp nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến các vấn đề về chính sách đất đai, tình hình ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường, tình trạng ô nhiễm rác thải trong khu dân cư, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trong khu đô thị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề nghị Thành phố Buôn Ma Thuột quan tâm hơn nữa công tác "ươm tạo" cho công tác khởi nghiệp, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch sinh thái, homestay. Quan tâm phát triển các sản phẩm OCOP, có chế chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố.
Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân TP. Buôn Ma Thuột, ông Trần Đình Tuấn cũng cho hay qua đối thoại lần này, doanh nghiệp mong muốn có cơ chế, chính sách rõ ràng. Đồng thời nêu lên được những điểm "nghẽn" để địa phương cùng các ban, ngành tập trung tìm giải pháp tháo gỡ.
>>Kon Tum: Cải thiện môi trường kinh doanh, “hút” nhà đầu tư
Lắng nghe và cầu thị, Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột, ông Vũ Văn Hưng đã yêu cầu các ban, ngành địa phương trả lời rõ, trọng tâm. Việc nào giải quyết được thì giải quyết ngay, việc nào chưa thể giải quyết, phải chỉ rõ nguyên nhân và có phương hướng xử giải quyết.
Ông Vũ Văn Hưng cũng cho rằng đây là cây cầu tạo mối liên kết giữa chính quyền và doanh nghiệp trong việc tìm kiếm cơ hội, đối thoại và hợp tác. Đồng thời giúp địa phương có chính sách, cơ chế linh hoạt hơn tìm ra những giải pháp sáng tạo để doanh nghiệp đầu tư vào địa phương. Giúp địa phương thực hiện Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị vùng Tây Nguyên đầy bản sắc.
Có thể bạn quan tâm
Tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp tại Thái Bình
10:00, 04/12/2023
Gia Lai: Có thực sự gỡ khó cho doanh nghiệp?
09:49, 28/11/2023
Lào Cai: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
03:30, 25/11/2023
Lâm Đồng chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn
17:43, 21/10/2023