Mua sắm Tết: Liệu có còn “nhiệt”?

PHẠM THÙY DUNG 16/12/2023 04:00

Chuyên gia RMIT Việt Nam “khai sáng” động lực mua sắm dịp Tết và đề xuất các giải pháp giúp nhà bán lẻ tăng doanh thu.

>>10 thói quen để mua sắm an toàn, bảo mật dịp cuối năm

Theo Tiến sĩ Hoàng Ái Phương

Theo Tiến sĩ Hoàng Ái Phương

Theo Tiến sĩ Hoàng Ái Phương, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Digital Marketing tại Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam: “‘Tập trung’ và ‘thận trọng’ là hai từ khóa thể hiện nhu cầu mua sắm hàng hóa ngày Tết. Hơn nữa, chúng còn phản ánh rõ tâm lý tiêu dùng, như đã thấy trong dịp Black Friday vừa qua”.

Tiến sĩ Phương giải thích: “Về ‘tập trung’, người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên cho nhu cầu thiết yếu, đặc biệt là những sản phẩm mang lại lợi ích sức khỏe và bền vững. Hàng hóa xa xỉ và không thiết yếu có thể sẽ ít được quan tâm hơn. Để tác động đến quyết định mua hàng, thay vì chỉ tập trung vào giảm giá hay quảng bá thương hiệu, các nhà bán lẻ nên dự đoán định hướng thị trường chú trọng vào giá trị, chất lượng và tính khả dụng của sản phẩm”.  

Vậy còn ‘thận trọng’, tiến sĩ Phương cho biết, “thách thức kinh tế hiện tại là nguyên nhân đằng sau sự lưỡng lự của người tiêu dùng trong các sự kiện giảm giá sâu như Black Friday, dẫn đến thói quen chi tiêu thận trọng hơn. Hướng thay đổi này còn chuyển biến rõ nét bởi sự thay đổi giá trị của người tiêu dùng, họ sẽ tránh mua sắm bốc đồng hoặc không cần thiết”. 

“Cũng cần lưu ý rằng, trong những năm gần đây, sức mạnh đã dịch chuyển từ người bán sang người mua. Khách hàng sẽ mua những sản phẩm mà họ cần (theo nhu cầu thực tế), lúc họ muốn (không nhất thiết là dịp lễ Tết) và theo cách họ thích (trực tiếp hay trực tuyến). Họ đều là những người tiêu dùng sáng suốt. Vì vậy, càng thấu hiểu người tiêu dùng, doanh số sẽ càng tăng”.   

>>Mô hình mua sắm kiêm giải trí lan rộng

Để khích lệ người tiêu dùng mua sắm trong dịp Tết sắp tới, theo Tiến sĩ Phương, các nhà bán lẻ cần:  

Thứ nhất, nhấn mạnh vào giá trị và chất lượng của sản phẩm, phù hợp với sự chuyển hướng của người tiêu dùng tiến tới mua sắm các sản phẩm thiết yếu và có ý nghĩa.

Thứ hai, phát triển các chương trình khuyến mãi nhắm đến nhu cầu và sở thích cụ thể của người tiêu dùng. Chẳng hạn như việc kết hợp các gói khuyến mãi với những mặt hàng thiếu yếu hoặc sản phẩm tập trung vào sức khỏe.

Thứ ba, nắm bắt sự ưa chuộng ngày càng tăng đối với thương mại điện tử, từ đó cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến, lấy giao diện thân thiện với người dùng và dịch vụ hiệu quả làm trọng tâm.

Thứ tư, bổ sung các sản phẩm bền vững và chú trọng đến sức khỏe trong danh mục hàng hóa để thu hút phân khúc người tiêu dùng có xu hướng quan tâm môi trường và sức khỏe.

Thứ năm, thúc đẩy gắn kết cộng đồng và chương trình khách hàng thân thiết thông qua các sự kiện địa phương, chương trình khuyến mãi để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Thứ sáu, duy trì minh bạch trong tiếp thị và giá cả để tạo dựng niềm tin và uy tín với người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

  • 10 thói quen để mua sắm an toàn, bảo mật dịp cuối năm

    15:20, 11/12/2023

  • Mô hình mua sắm kiêm giải trí lan rộng

    02:00, 25/11/2023

  • “Chạy nước rút” mua sắm cho mùa sale cuối năm

    13:28, 17/11/2023

  • Việt Nam có tỷ lệ mua sắm online cao nhất Đông Nam Á

    01:41, 22/11/2023

  • Những yếu tố “ngầm” đằng sau hành vi chuyển kênh khi mua sắm

    03:30, 01/09/2023

PHẠM THÙY DUNG