Dấu ấn Chương trình dự án khởi nghiệp 2023
Để đi đến được hành trình thi Chung kết, Top 10 dự án xuất sắc của Chương trình Phát triển Dự án Khởi nghiệp 2023 đã trải qua các 2 vòng loại và vòng bán kết được các giám khảo thẩm định kỹ lưỡng.
Tiêu chí tuyển chọn các dự án tham dự năm nay khá đa dạng, là các công ty/doanh nghiệp đang khởi nghiệp hoạt động không quá 5 năm, đã triển khai thực tế và có doanh thu; có khả năng mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Đó còn là các dự án có yếu tố công nghệ hoặc đổi mới sáng tạo hoặc tạo tác động xã hội, chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới nền kinh tế xanh.…
Những điểm cộng cho các dự án
Đã qua 3 năm, format đăng ký dự án tham dự Chương trình Phát triển Dự án Khởi nghiệp Quốc gia được Ban tổ chức áp dụng theo đúng nội dung của Cuộc thi Cúp Khởi nghiệp Toàn cầu – Entrepreneurship World Cup – EWC. Các nhóm dự án chỉ cần đăng ký online và trả lời theo những gợi ý được đưa ra. Sở dĩ, Ban tổ chức áp dụng format của EWC nhằm tạo cơ hội cho các nhóm dự án được làm quen, chuẩn bị tham gia ở sân chơi quốc tế. Một số địa phương lần đầu có dự án tham dự còn bỡ ngỡ về format này nhưng đây cũng là cách giúp các doanh nghiệp địa phương tiếp cận với cách làm mới.
Nhìn chung, các dự án có mục tiêu định hướng rõ ràng như: hướng đến phát triển bền vững như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, khởi nghiệp tạo tác động (về xã hội hoặc môi trường), dự án công nghệ … Các dự án khởi nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp SME đã biết đưa yếu tố công nghệ và đổi mới sáng tạo áp dụng cho sản phẩm nên được giám khảo đánh giá cao, phù hợp với xu thế hiện tại.
Gợi ý khắc phục những tồn tại
Mặc dù các dự án năm nay được giám khảo đánh giá có chất lượng nhưng qua cách trình bày của các thí sinh ở vòng thi bán kết, cho thấy các dự án còn bộc lộ một số điểm yếu.
Kỹ năng thuyết trình của các nhóm còn yếu dù đã được các cố vấn hỗ trợ. Doanh nghiệp đã trải qua thực tế kinh doanh nhưng không thể hiện được trong phần thuyết trình.
Các dự án đã biết sử dụng mô hình kinh doanh - BMC phục vụ cho hoạt động bán hàng. Tuy nhiên do phụ thuộc vào định hướng phát triển của từng nhóm sản phẩm mà các nhóm dự án còn gặp khó khăn trong việc xác định phân khúc khách hàng, đối tượng khách hàng tiềm năng.
Các kênh truyền thông hỗ trợ phân phối, sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng đã được các nhóm dự án biết cách áp dụng kênh bán hàng gián tiếp và trực tiếp. Đa phần, các dự án đã sử dụng kênh bán hàng trực tuyến nhưng vẫn còn chưa nắm vững cách thức hoạch định chiến lược và các bước thiết lập gian hàng, quy trình vận hành, cách tiếp cận khách hàng trên sàn thương mại điện tử.
Từ năm 2023, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã tổ chức các khóa đào tạo Tối ưu mô hình kinh doanh phù hợp để giúp doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Các địa phương hay trường đại học/cao đẳng cũng cần cập nhập những kiến thức mới cho các doanh nghiệp, sinh viên để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận cách thức bán hàng mới, đây cũng là xu thế chung của chuyển đổi số hiện nay.
Ông Nguyễn Trọng Minh |
Có thể bạn quan tâm
Chương trình Phát triển Dự án Khởi nghiệp Quốc gia 2023: TOP 10 lộ diện
09:45, 12/12/2023
Khởi nghiệp Quốc gia năm 2023: Dự án ATER lọt Top 20 dự án xuất sắc
11:24, 11/12/2023
Khởi nghiệp Quốc gia năm 2023: Dự án Phát triển sản xuất Sữa Sen Tổ Yến lọt Top 20 dự án xuất sắc
11:16, 11/12/2023