Từ nhanh sang bền vững
Để hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với 2023, thách thức với ngành dệt may Việt Nam sẽ rất lớn.
>>Nghị quyết 41-NQ/TW: Hoàn thiện chính sách thúc đẩy ngành dệt may phát triển
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam:
Cụ thể, ngành dệt may sẽ đối diện với hàng loạt những khó khăn từ áp dụng cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) cũng như Chiến lược “thời trang bền vững” thay cho “thời trang nhanh”, Chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU...
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế thế giới trong 2 năm tới còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tâm điểm là xung đột ở khu vực Trung Đông cùng những chính sách kiềm chế lạm phát của một số nước...
Do đó, để đáp ứng các yêu cầu này, định hướng, từ nay đến 2030, ngành dệt may chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Trong đó đẩy mạnh mô hình phát triển bền vững (PPP- People, Profit, Planet).
Cụ thể, đáp ứng nhu cầu lao động, cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập, quan hệ lao động hài hoà; quản trị rủi ro, đa dạng nguồn nguyên phụ liệu và thị trường xuất khẩu, cắt giảm chi phí, tăng trưởng và có lãi; giảm rác thải, xử lý và tái sử dụng nước, năng lượng tái tạo, tái chế, tái sử dụng. Từ 2031 – 2035, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.
Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương sớm vào cuộc triển khai Quyết định 1643/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giày đến 2030, tầm nhìn 2035”, nhất là Chương trình phát triển bền vững để đáp ứng yêu cầu thị trường thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, tiếp tục gia hạn các gói hỗ trợ doanh nghiệp chưa sử dụng hết theo Nghị quyết 43/2022/NQ-QH15 của Quốc hội cho năm 2024. Đối với gói hỗ trợ 40 ngàn tỷ đồng cho giảm lãi suất 2% đang triển khai rất chậm tại các ngân hàng thương mại đề nghị nghiên cứu chuyển sang hỗ trợ các dự án chuyển đổi xanh để đáp ứng các quy định mới của thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Nghị quyết 41-NQ/TW: Hoàn thiện chính sách thúc đẩy ngành dệt may phát triển
01:30, 15/12/2023
Giải pháp nào giúp ngành dệt may ở Nghệ An khởi sắc?
05:29, 28/11/2023
Ngành dệt may Việt Nam và mục tiêu phát triển bền vững
03:00, 26/11/2023
"Xanh hóa" ngành dệt may
09:45, 21/11/2023