Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch

MINH CHÂU 23/12/2023 03:00

Lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch trong nước.

>>Giải bài toán cho nguồn nhân lực du lịch

Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận du lịch Việt Nam vẫn còn hạn chế so với các nước trong khu vực ở một số lĩnh vực, trong đó có chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

Tại Hội nghị về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của ngành. Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu Chiến lược đề ra, một trong những yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm đầu tư đó là nguồn nhân lực du lịch.

Theo đó, chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch trong nước. So với các nước trong khu vực, lao động du lịch Việt Nam còn hạn chế về kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm, năng suất lao động và tính chuyên nghiệp.

 So với các nước trong khu vực, lao động du lịch Việt Nam còn hạn chế về kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm, năng suất lao động và tính chuyên nghiệp.

So với các nước trong khu vực, lao động du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế.

>>Nhân lực du lịch với công nghệ thực tế ảo

Lãnh đạo Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia nêu vấn đề trong bối cảnh đại dịch COVID-19 giai đoạn 2020-2022 ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch toàn cầu, du lịch Việt Nam không phải ngoại lệ.

Thực tế, COVID-19 đã tác động tới sự phát triển của du lịch Việt Nam. Những đứt gãy về cung - cầu du lịch trong gần 3 năm đã khiến chất lượng và số lượng nhân lực du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cần một thời gian để phục hồi.

“Lượng khách nội địa và quốc tế sụt giảm mạnh, tình trạng này kéo dài liên tục trong gần 3 năm từ 2020 đến 2022. Nhiều doanh nghiệp du lịch phải tạm ngưng hoạt động, đóng cửa trong thời gian dài dẫn đến lực lượng lớn lao động du lịch chuyển sang các ngành nghề khác, ảnh hưởng đến khả năng tuyển sinh và đào tạo ngành nghề du lịch”, ông Nguyễn Lê Phúc nhận định.

Nêu thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch, ông Nguyễn Đạo Dũng, Trưởng phòng Phòng Quản lý lữ hành của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, chuyên gia đánh giá chất lượng, năng suất lao động trong ngành du lịch và khách sạn của Việt Nam còn thấp, cụ thể năng suất lao động tại khách sạn ở Việt Nam chỉ bằng 1/15 Singapore, 1/10 Nhật Bản và 1/5 so với Malaysia.

Tổng số nhân lực du lịch đã được đào tạo từ sơ cấp trở lên chiếm khoảng 23% tổng số nguồn nhân lực toàn ngành. Nếu tính thêm số nhân lực được đào tạo truyền nghề dưới 3 tháng thì nguồn nhân lực du lịch được đào tạo mới đạt 42 % (chưa được 50%).

Đội ngũ hướng dẫn viên được đánh giá có trình độ từ đại học trở lên chiếm 71,3%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 18%, trình độ khác chiếm 10,7% ; tỷ lệ này trong lĩnh vực chuyên môn marketing du lịch là 84,2% và lễ tân là 65,3%.

Trong tổng số nhân lực du lịch đã được đào tạo từ sơ cấp trở lên chiếm khoảng lĩnh vực phục vụ buồng, bar, bàn, bếp... lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp lại chiếm tỷ lệ lớn: nhân viên bếp (85,6%); nhân viên chạy bàn (72,4%); nhân viên buồng phòng (70,7%); nhân viên quầy bar (75,5%).

“Việt Nam còn thiếu nhân lực có tay nghề cao, còn thiếu kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, hạn chế về ngoại ngữ, công nghệ; năng lực sáng tạo, lãnh đạo, quản lý, quản trị, marketing tiếp cận thị trường, công nghệ mới trong lĩnh vực du lịch”, ông Nguyễn Đạo Dũng bày tỏ.

Về giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đề xuất công tác đào tạo cần nâng cao nhận thức về Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với nhân lực ngành du lịch.

Tăng cường

Tăng cường đào tạo công nghệ số 4.0 cho nguồn nhân lực du lịch.

Tiếp đó, áp dụng khoa học công nghệ vào đào tạo du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển du lịch; và tăng cường đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm cho sinh viên ngành du lịch.

Đồng thời, về phía các cơ sở đào tạo cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên du lịch; đổi mới chương trình đào tạo ngành du lịch và phương pháp dạy, học. Trong đó, nên tăng tiết dạy thực tế lên so với hiện nay để sinh viên có khả năng cọ xát với thực tế nhiều hơn.

Cuối cùng là tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, đẩy mạnh đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của doanh nghiệp. “Doanh nghiệp tạo điều kiện để sinh viên thực hành, thực tập tại đơn vị, như vậy sẽ giải quyết được vấn đề thiếu nguồn nhân lực vào thời điểm mùa vụ du lịch. Sinh viên cần được cọ xát với yêu cầu của công việc thực tế. Việc thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo theo nguyên tắc đặt hàng, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp sẽ giảm chi phí đào tạo lại của doanh nghiệp và nâng cao chất lượng đào tạo.”, chuyên gia chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải bài toán cho nguồn nhân lực du lịch

    02:49, 09/05/2023

  • Nhân lực du lịch với công nghệ thực tế ảo

    11:00, 15/03/2023

  • Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch

    03:00, 22/12/2023

  • Cân bằng giữa hàng không và du lịch

    00:30, 22/12/2023

MINH CHÂU