"Nghịch lý" lao động dồi dào nhưng tốc độ tăng năng suất lao động thấp
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan băn khoăn, tốc độ tăng năng suất lao động hiện còn thấp là nghịch lý so với điều kiện lao động dồi dào của Việt Nam.
>>>Đề xuất chính sách đặc thù với người học nghề
Chia sẻ tại Hội nghị "Triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2024", nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam bày tỏ băn khoăn, tốc độ tăng năng suất lao động hiện còn thấp, chưa theo kịp các nước trong khu vực.
Đào tạo vẫn là "điểm nghẽn"
"Điều này là nghịch lý do với điều kiện lao động dồi dào của Việt Nam. Như vậy, giáo dục, dạy nghề vẫn là điểm nghẽn cần tháo gỡ với thị trường nguồn nhân lực, để cải thiện chất lượng lao động, năng suất lao động", bà Doan nhấn mạnh.
Bà Doan cũng kêu gọi cả Bộ Giáo dục - Đào tạo cùng tham gia đào tạo giáo viên dạy nghề, hướng nghiệp có chất lượng. Chương trình hướng nghiệp phải được giảng dạy trong các trường đại học một cách chuyên nghiệp như ở những nước đang phát triển.
Trước thực tế này, năm 2024, Bộ LĐTB&XH đề ra mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục đổi mới toàn diện, thực hiện quyết liệt các khâu đột phá phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28-28,5%.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội, nhằm góp phần hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, toàn ngành cần tập trung, quyết liệt với quyết tâm cao, linh hoạt, khoa học và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành, quyết liệt trong hành động theo phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, phát triển” với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo, điều hành.
Cụ thể, thứ nhất, hoàn thiện thể chế, xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật về lao động, người có công và xã hội đảm bảo hiệu quả, hiệu lực, góp phần hoàn thiện thể chế chung, đóng góp tích cực cho phát triển KTXH của đất nước.
Thứ hai, tập trung triển khai tốt các chính sách ổn định thị trường lao động và phát triển thị trường lao động đầy đủ, hiện đại, vận hành linh hoạt, đảm bảo đồng bộ, liên thông đa tầng, đa ngành, đa lĩnh vực, đa vùng và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ tư, hoàn thiện, phát triển hệ thống an sinh xã hội bao trùm, toàn diện, đa dạng và nâng cao khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế và người dân tộc thiểu số.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chính sách pháp luật về lao động, người có công và xã hội. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tài chính – ngân sách. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi công việc, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
>>>Thị trường lao động phục hồi trong một năm khó khăn
Phát triển thị trường lao động hiện đại
Để thực hiện được những mục tiêu với định hướng nêu trên, Bộ LĐTB&XH cho biết, trước hết về hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, người có công và xã hội. Bộ sẽ tập trung xây dựng, trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới Tiếp tục cụ thể hóa những chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội về lĩnh vực lao động, người có có và xã hội. Tập trung, ưu tiên xây dựng, trình Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); xây dựng Hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Đồng thời, phát triển thị trường lao động đầy đủ, hiện đại, vận hành theo đúng cơ chế kinh tế thị trường, đảm bảo đồng bộ, liên thông đa tầng, đa ngành, đa lĩnh vực, đa vùng và hội nhập quốc tế.
Theo đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế trung gian của thị trường. Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Tăng kết nối cung - cầu lao động trên thị trường, nhất là kết nối thị trường lao động các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm (cần nhiều lao động) với các tỉnh vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu long (nơi có nguồn nhân lực dồi dào); đầu tư phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm công lập. Nâng cao năng lực và đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp.
Thúc đẩy tạo việc làm bền vững, chú trọng tạo việc làm mới. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án về giải quyết việc làm trong nước; nâng cao hiệu quả cho vay Quỹ quốc gia về việc làm; chú trọng giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động trung niên, lao động yếu thế và lao động nữ; thực hiện các giải pháp chính thức hóa việc làm phi chính thức, chuyển dịch nhanh lao động có việc làm phi chính thức sang việc làm chính thức; chú trọng hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, đến các khu công nghiệp và lao động vùng biên.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp; tăng cường hỗ trợ người lao động về nước đúng hạn hòa nhập thị trường lao động trong nước.
Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương. Mở rộng độ bao phủ và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Đặc biệt, phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị 21-CT/TW ngày 04/05/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chiến lược, Quy hoạch phát triển GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tập trung cho công tác tuyển sinh, đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động, nhất là ở những địa bàn, khu vực kinh tế trọng điểm, tập trung đông các khu công nghiệp, khu chế xuất, những ngành nghề mới, kỹ năng mới để đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng nghề cho phục hồi và phát triển kinh tế; thúc đẩy đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển trên các lĩnh vực và chuẩn bị cho xu thế chuyển dịch đầu tư, góp phần nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo.
Về đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế. Bộ LĐTB&XH cho biết sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối tác, hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế, vận động hỗ trợ kỹ thuật, tài chính phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục triển khai các kế hoạch thực hiện các công ước của Liên hợp quốc và các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia trong lĩnh vực lao động và xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động đã cam kết theo nghĩa vụ thành viên ASEAN, đặc biệt là những sáng kiến cho Bộ LĐTBXH chủ trì.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số toàn diện và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện và hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà cho các năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Đề xuất chính sách đặc thù với người học nghề
10:13, 26/12/2023
Thị trường lao động phục hồi trong một năm khó khăn
08:44, 26/12/2023
Doanh nghiệp là "nòng cốt" trong đào tạo kỹ năng lao động
16:13, 13/12/2023
VCCI thúc đẩy phát triển kỹ năng lao động hướng tới công bằng
10:35, 07/12/2023