Tết Nguyên đán trở thành ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc

NGUYỄN VIỆT 26/12/2023 20:32

Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lần đầu tiên công nhận Tết Nguyên đán (Lunar New Year) là ngày nghỉ lễ hàng năm của Liên hợp quốc.

>>Những yếu tố quan trọng để phục vụ Tết Nguyên đán 2024 hiệu quả

Bộ Ngoại giao ngày 26/12 cho biết, ngày 22/12/2023, tại trụ sở Liên hợp quốc (New York, Mỹ) Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lần đầu tiên công nhận Tết Nguyên đán (Lunar New Year) là ngày nghỉ lễ hàng năm của Liên hợp quốc.

Việt Nam là một trong 12 nước tham gia thư chung gửi lãnh đạo Liên hợp quốc hồi tháng 8/2023 và tích cực thúc đẩy vấn đề này.

Việt Nam là một trong 12 nước tham gia thư chung gửi lãnh đạo Liên hợp quốc hồi tháng 8/2023 và tích cực thúc đẩy vấn đề này.

Nghị quyết của Đại hội đồng nhấn mạnh Tết Nguyên đán là ngày lễ được kỷ niệm ở nhiều quốc gia thành viên, khuyến khích các cơ quan Liên hợp quốc không tổ chức họp vào ngày đầu tiên của năm mới âm lịch.

Việc Đại hội đồng thông qua nghị quyết nêu trên ngay trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024 có nghĩa quan trọng với các nước chính thức kỷ niệm Tết Nguyên đán. Đây còn là tin vui cho gần 2 tỷ người dân trên toàn thế giới coi năm mới âm lịch là dịp lễ quan trọng nhất trong năm.

Đây cũng là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với văn hoá cổ truyền Á Đông, là kết quả của quá trình phối hợp vận động tại Liên hợp quốc. Trong đó, Việt Nam là một trong 12 nước tham gia thư chung gửi lãnh đạo Liên hợp quốc hồi tháng 8-2023 và tích cực thúc đẩy vấn đề này.

Trước đó, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn 12 nước tại Liên hợp quốc (Brunei Darussalam, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Mauritius, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Thailand và Việt Nam) đã ký thư chung đề nghị Chủ tịch Uỷ ban Hội nghị đưa Tết Nguyên đán vào lịch hàng năm của Liên hợp quốc.

Điều này để thể hiện sự cam kết của tổ chức này đối với các giá trị về tính đa dạng và bao trùm cũng như ý nghĩa văn hoá của ngày lễ quan trọng này.

Theo quy định, cán bộ nhân viên của Liên hợp quốc mỗi năm có 10 ngày nghỉ lễ. Nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 22/12/2023 đã đưa ngày đầu tiên của năm mới âm lịch - Tết Nguyên đán trở thành một trong 10 ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc kể từ năm 2024.

>>Dự kiến sức mua cuối năm và Tết Nguyên đán 2024 sẽ tăng từ 15-30%

>>Cơ bản hoàn thiện phương án nghỉ tết Nguyên đán 2024

Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tết đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Bên cạnh đó là khao khát sự trường tồn cuộc sống, sự hài hòa Thiên - Địa - Nhân, sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt, trở thành truyền thống tốt đẹp.

Tết Nguyên đán còn được gọi với nhiều tên khác nhau, như Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản là Tết. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng Chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng Chạp âm lịch).

Tết Nguyên đán thường được người Việt Nam gọi là "Tết Ta", là để phân biệt với "Tết Tây" (Tết Dương lịch). Còn người Trung Quốc gọi Tết Nguyên đán ngày nay là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên.

Bên cạnh đó cũng có những thuyết cho rằng, văn hóa Việt - thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước - do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc "giao thời".

Trong đó, tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán. Về sau, do sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ nên chữ "tiết" được Việt hóa thành "Tết" và hình thành nên tên gọi Tết Nguyên đán như ngày nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Cảnh báo mức chi tiêu hạn hẹp cho Tết Nguyên đán 2024 trong thời buổi kinh tế khó khăn

    16:09, 22/12/2023

  • “Nóng” chuyện thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

    11:57, 19/12/2023

  • Dự kiến sức mua cuối năm và Tết Nguyên đán 2024 sẽ tăng từ 15-30%

    03:40, 21/10/2023

NGUYỄN VIỆT