Quy hoạch đến năm 2050 Thái Bình là tỉnh phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng

MINH HUỆ 30/12/2023 16:13

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

>>>Thái Bình: Rộng cửa đón đại bàng 'tỷ đô' từ Nhật Bản

Mục tiêu của Quy hoạch là đến năm 2030 Thái Bình trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của Vùng đồng bằng sông Hồng; có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng để Thái Bình phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành nhân tố nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển đồng bộ với phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Đến năm 2050 Thái Bình là tỉnh phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng; có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và các ngành kinh tế trụ cột có sức cạnh tranh cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư đồng bộ, hiện đại, kết nối liên vùng. Giá trị truyền thống và văn hóa được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất tinh thần của người dân được đảm bảo và không ngừng nâng cao. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đến năm 2050 Thái Bình sẽ có nền kinh tế phát triển thịnh vượng

Đến năm 2050 Thái Bình sẽ có nền kinh tế phát triển thịnh vượng của Khu vực Đồng bằng sông Hồng

Theo đó, Thái Bình sẽ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao; tham gia sâu, toàn diện vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu; phát huy các tiềm năng, thế mạnh để đưa Thái Bình trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, năng lượng của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Khuyến khích đầu tư phát triển các ngành có thế mạnh và có thể tạo đột phá của tỉnh như: năng lượng; cơ khí chế biến, chế tạo; công nghiệp công nghệ cao; điện - điện tử; chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản… Tiếp tục duy trì các ngành công nghiệp nhẹ, tạo nhiều việc làm, đảm bảo an sinh xã hội như dệt may, da giày, tiểu thủ công nghiệp...

Trong đó, tập trung nghiên cứu phát triển điện gió, điện khí để tạo nguồn điện sạch và cân bằng lượng phát thải; nghiên cứu đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến Condensate; chuẩn bị mọi điều kiện để xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình. Ổn định vận hành có hiệu quả 2 Nhà máy nhiệt điện hiện có, song song với việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế nhiên liệu than.

Theo đó, nông nghiệp vẫn xác định là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thái Bình hướng tới trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu Vùng đồng bằng sông Hồng.

Tập trung phát triển, hiện đại hóa sản xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất nông sản của tỉnh. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh; tạo mối liên kết ngành và liên kết vùng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao...

Ông Nguyễn Khắc Thận -  Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết: Thái Bình luôn xác định công tác triển khai lập quy hoạch là nhiệm vụ hết sức quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, Thái Bình đã nỗ lực chỉ đạo, triển khai các công việc trong lập quy hoạch tỉnh, đặc biệt là lấy ý kiến các sở, ban, ngành, địa phương và các chuyên gia. Quá trình triển khai được tỉnh thực hiện một cách nghiêm túc, công phu, kỹ lưỡng.

Trước đó, Dự thảo quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra mục tiêu và lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao và phát triển đột phá với tốc độ tăng trưởng đạt 13,9%/năm. Phấn đấu xây dựng Thái Bình đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 vươn lên xếp thứ 6 của vùng đồng bằng sông Hồng và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng; tầm nhìn đến năm 2050 là tỉnh có kinh tế thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường bền vững.

Để thực hiện quy hoạch này, tỉnh Thái Bình xác định rõ: Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong 10 năm qua nhưng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tỉnh Thái Bình đánh giá một cách tổng quan sự phát triển của các ngành trong 10 năm qua, từ đó đề xuất 8 nhóm quy hoạch gồm: Phát triển mối liên kết vùng; phân vùng và trục hành lang phát triển; phát triển đô thị, nông thôn; phát triển hệ thống giao thông và dịch vụ logistics; phương án phát triển không gian kinh tế; định hướng quy hoạch không gian biển; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và một số đề xuất khác.

Đồng thời, tỉnh Thái Bình xây dựng 12 phương án nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chiến lược đột phá trong quy hoạch phát triển tỉnh, nhất là các quy hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, quy hoạch thành phố Thái Bình, quy hoạch phát triển khu kinh tế, phương án phát triển không gian biển và các lĩnh vực quy hoạch khác…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thái Bình cũng đặt ra 3 kịch bản và luận chứng phát triển: (1) phát triển nhanh và bền vững và theo trọng tâm với tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2021-2030 đạt 13,0%; (2) tăng trưởng vừa phải với tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2021-2030 đạt 12,2%; (3) tăng trưởng cao và phát triển đột phá với tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2021-2030 đạt 13,4%, đây cũng là kịch bản tăng trưởng tỉnh Thái Bình lựa chọn và đặt mục tiêu phấn đấu.

Theo đó, sẽ phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Thái Bình phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Tỉnh xác định công nghiệp - xây dựng là trụ cột tăng trưởng kinh tế. Tổng sản phẩm (GRDP) của ngành công nghiệp  - xây dựng đạt 90 nghìn tỷ, đóng góp 38% vào tổng GRDP của tỉnh; trong giai đoạn 2010-2020, ngành công nghiệp - xây dựng tạo ra gần 1,5 tỷ USD giá trị GRDP, đóng góp 1 nửa trong mức tăng GRDP của tỉnh.

Ngoài ra, các quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình được xác định với 6 định hướng lớn về pháp luật; kinh tế; tính bền vững; khoa học - công nghệ; xã hội; con người, trong đó, quy hoạch đô thị và giao thông tập trung tăng cường kết nối giao thông với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ nhằm phát triển liên kết liên tỉnh, liên vùng với các khu vực lân cận; phát triển tập trung theo 02 trục chính: Bắc - Nam với động lực là Khu kinh tế ven biển Thái Bình và trục Tây - Đông với động lực kết nối Thủ đô Hà Nội, thành phố Thái Bình với cửa ngõ không gian biển.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Chuyển đổi số là cơ hội để phát triển

    Thái Bình: Chuyển đổi số là cơ hội để phát triển

    15:51, 30/12/2023

  • Hàng không châu Á - Thái Bình Dương

    Hàng không châu Á - Thái Bình Dương "chật vật" phục hồi

    03:00, 25/12/2023

  • Tập đoàn Marubeni đề xuất các dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Thái Bình

    Tập đoàn Marubeni đề xuất các dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Thái Bình

    18:04, 20/12/2023

MINH HUỆ