Phối hợp chính sách, kiểm soát rủi ro liên thông trong nền kinh tế

DIỄM NGỌC 10/01/2024 15:16

Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2024 chúng ta cần lưu tâm việc phối hợp chính sách tài khoá, tiền tệ để kiểm soát tốt hơn các rủi ro liên thông giữa ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản.

>>Chính sách tài khóa nên tập trung vào tạo nền tảng phục hồi tăng trưởng

Thông tin từ Tổng cục Thống kê, dự báo năm 2024, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Năm 2024, dự báo kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn

Năm 2024, dự báo kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn

Đặc biệt, hậu quả của đại dịch Covid-19 vẫn còn dai dẳng. Lạm phát ở một số nền kinh tế lớn nhiều khả năng vẫn ở mức cao do tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Nợ công gia tăng, tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng thấp, chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh địa chính trị diễn biến căng thẳng, khó lường. Áp lực từ giá dầu thô, lương thực biến động mạnh, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều quốc gia… Khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu chưa rõ ràng.

Ở trong nước, dự báo kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế; các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…

Đưa ra đánh giá tương tự, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, thế giới năm tới 2024 còn rất nhiều khó khăn. Cụ thể như rủi ro địa chính trị phức tạp, chiến tranh vẫn còn dai dẳng. Đặc biệt gần đây xuất hiện thêm xung đột tại biển Đỏ gây cản trở cái giao thông, vận tải hàng hóa dịch vụ, khiến chi phí logistics sẽ bị tăng lên.

Bên cạnh đó là vấn đề về an ninh lương thực, an ninh năng lượng và thị trường tài chính tiền tệ ngân hàng toàn cầu năm vừa qua đã xảy ra một số sự cố về đổ vỡ ngân hàng, điều này khiến cho hệ thống ngân hàng càng trở nên thận trọng. Từ đó sẽ có quy định, giám sát chặt chẽ hơn khiến tăng trưởng tín dụng toàn cầu ở mức độ thấp hơn.

Đáng chú ý, dù đầu tư của thế giới đang phục hồi nhưng còn chậm trong khi tiêu dùng ở hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc vẫn khá thận trọng.

>>Chính sách tài khóa - tiền tệ nới lỏng mạnh, hỗ trợ tăng trưởng GDP

Tất cả những điều này đều sẽ tác động đến Việt Nam khi chúng ta là một trong ba quốc gia hội nhập lớn nhất trong khu vực. Vì vậy, các chính sách tài khoá và tiền tệ cần được lưu ý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tài khóa của Việt Nam năm nay có khả năng sẽ vẫn tiếp tục mở rộng, nhưng phải có trọng tâm trọng điểm

Chính sách tài khóa của Việt Nam năm nay có khả năng sẽ vẫn tiếp tục mở rộng, nhưng phải có trọng tâm trọng điểm

Theo vị chuyên gia, có ít nhất năm việc lớn cần quan tâm đó là: Thứ nhất, tiếp tục bám sát tình hình quốc tế, lĩnh vực tài chính và các vấn đề xã hội liên quan đến an ninh năng lượng, an ninh lương thực. Chúng ta phải liên tục bám sát để phân tích, chủ động đưa ra những cái dự báo phù hợp, tránh hiện tượng bị động bất ngờ, hoặc rơi vào đứt gậy cái chuỗi cung hứng trong bối cảnh chúng ta là một trong ba quốc gia hội nhập lớn nhất trong khu vực.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế. Hy vọng thời gian tới Luật Đất, Luật Các tổ chức tín dụng,... và một số luật quan trọng khác liên quan đến thuế, đến quản lý vốn nhà nước sẽ sớm được thông qua. Cộng với những luật năm vừa rồi được thông qua sẽ là những nền tảng pháp lý quan trọng để cho các thị trường, đất gai, bất động sản, tài chính ngân hàng, lao động phát triển ổn định hơn.

“Riêng trong khâu thể chế, tôi rất mong muốn hai điểm nữa bao gồm khâu thực thi phải làm tốt hơn và đặc biệt là khung pháp lý cho những mô hình kinh tế mới, kinh doanh mới, ví dụ như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của Việt Nam phải ban hành cẩn trương hơn”, TS. Cấn Văn Lực bày tỏ.

Thứ ba, tiếp tục lưu tâm về phối hợp chính sách. Chính sách tài khóa của Việt Nam năm nay có khả năng sẽ vẫn tiếp tục mở rộng, nhưng phải có trọng tâm trọng điểm. Chính sách tiền tệ thì vẫn duy trì như thời gian vừa qua, tức là nới lỏng, thận trọng và linh hoạt để đảm bảo tăng trưởng tín dụng năm 2024 theo định hướng 15%, cũng như câu chuyện cung tiền, vòng quay tiền sẽ được nhanh hơn, tốt hơn trong thời gian tới. Thực tế, việc phối hợp chính sách này để kiểm soát tốt hơn rủi ro liên thông, rủi ro hệ thống giữa ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản.

Thứ tư, phát huy tốt hơn nữa những động lực tăng trưởng truyền thống, đặc biệt là “cỗ xe tam mã” về xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng.

Thứ năm, phải quyết liệt hơn về câu chuyện cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng yếu kém và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Duy trì chính sách tiền tệ, tài khoá linh hoạt trong năm 2024

    05:02, 01/01/2024

  • FED tiết lộ câu trả lời cho định hướng chính sách tiền tệ

    04:30, 15/12/2023

  • Kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ nới lỏng hơn nữa trong năm 2024

    05:24, 02/12/2023

DIỄM NGỌC