Xuất khẩu rau quả “thừa thắng xông lên”

THY HẰNG 22/01/2024 03:00

Từ dư địa xuất khẩu kỷ lục của năm 2023, xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, chưa tới 1 tháng đầu năm đã đạt gần nửa triệu USD, dự báo cả năm sẽ đạt 6,5 tỷ USD.

>>>Doanh nghiệp vượt rào cản kỹ thuật để xuất khẩu rau quả "về đích"

Kết thúc năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD, tăng 67% so với năm 2022, con số cao nhất từ trước đến nay. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam với kim ngạch năm 2023 đạt 3,64 tỷ USD, tăng tới 139,5% so với năm 2022 và chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước trong năm ngoái.

Sầu riêng vẫn là mặt hàng

Sầu riêng vẫn là mặt hàng "át chủ bài" trong năm nay, đặc biệt, nhờ Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh.

Tới 15 ngày đầu tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước tiếp tục ghi dấu ấn. Theo Tổng cục Hải quan lĩnh vực nông nghiệp nửa đầu tháng 1/2024 ghi dấu ấn tượng bởi kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đạt 229,37 triệu USD, tăng tới 50%, tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 76 triệu USD, đạt xấp xỉ con số của cả tháng 1/2023 là 240,47 triệu USD.

Báo cáo sơ bộ đến ngày 18/1 xuất khẩu rau quả ước đạt 459 triệu USD, tăng trên 89% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 12% so với tháng liền kề trước đó là tháng 12.2023. 

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau Quả Việt Nam khẳng định: “Sầu riêng vẫn là mặt hàng "át chủ bài" trong năm nay, đặc biệt, nhờ Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, chỉ riêng mặt hàng này sẽ đưa về khoảng 3,5 tỉ USD, gần bằng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả hàng năm của thời gian trước”. Bên cạnh đó, Nghị định thư về xuất khẩu dừa tươi cũng sẽ thúc đẩy xuất khẩu rau quả tăng mạnh.

Với sự lạc quan trong tháng đầu tiên của năm 2024, ông Đặng Phúc Nguyên tin rằng xuất khẩu rau quả của cả năm sẽ đạt kim ngạch đến 6,5 tỉ USD. Hiện nay, ngoài thế mạnh sầu riêng thì đang vào cao điểm xuất khẩu chuối và thanh long vào thị trường Trung Quốc.

Với chuối hiện đang vào cao điểm xuất khẩu. Theo ông Nguyên, cuối năm 2023 mùa đông đến trễ nên xuất khẩu chuối có phần chậm chạp do sản lượng chuối nội địa của Trung Quốc dồi dào. Tuy nhiên, hiện tại các đợt lạnh liên tục khiến nguồn cung chuối nội địa của Trung Quốc hạn chế. Nhiệt độ xuống dưới 10 0C, trái chuối trên cây bị bầm đen không bán được. Do đó, thị trường Trung Quốc đang khan hàng, xuất khẩu chuối đang thuận lợi. 

Thêm một "điểm sáng" xuất khẩu rau quả là từ cuối năm 2023, Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này.

"Tổng kim ngạch xuất khẩu dưa hấu hàng năm khoảng 50 triệu USD, khi có Nghị định thư sẽ tăng lên đạt 70-80 triệu USD", ông Đặng Phúc Nguyên thông tin.

Bên cạnh đó, dừa tươi, thanh long, mít, xoài, chanh leo, bưởi...cũng là những mặt hàng chủ lực, trong đó, riêng xuất khẩu dừa trái hứa hẹn sẽ mang về 500-600 triệu USD trong năm nay nếu Nghị định thư được ký kết.

Với thanh long cũng đang phát triển tốt. Một mặt vì Trung Quốc đang vào mùa đông, nguồn cung nội địa không có. Trong khi thị trường đang vào cao điểm mùa tiêu thụ. Người Trung Quốc rất thích sử dụng quả thanh long làm vật phẩm thờ cúng trong dịp lễ tết. Mùa tiêu thụ thanh long của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc thường kéo dài từ đầu năm đến cuối tháng 5 hàng năm.

 xuất khẩu dừa trái hứa hẹn sẽ mang về 500-600 triệu USD trong năm nay nếu Nghị định thư được ký kết.

Xuất khẩu dừa trái hứa hẹn sẽ mang về 500-600 triệu USD trong năm nay nếu Nghị định thư được ký kết.

Được biết, hiện các cơ quan chuyên môn của Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) gấp rút hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với 6 sản phẩm là trái cây có múi (bưởi, cam, quýt…), dừa, sầu riêng cấp đông, ớt, dược liệu và thủy sản đánh bắt tự nhiên. Khi 6 mặt hàng này được xuất khẩu chính ngạch, sẽ tạo dư địa tăng trưởng doanh thu hàng tỉ USD cho ngành nông nghiệp.

>>>Xuất khẩu rau quả “về đích” sớm

Dù tăng trưởng ấn tượng tuy nhiên vẫn còn những yếu tố rủi ro khi đà hồi phục kinh tế thế giới vẫn khá mong manh, đặc biệt, sức mua hàng hóa năm 2024 vẫn chậm, hoạt động xuất khẩu càng thêm khó khi căng thẳng tại Biển Đỏ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến vận tải biển huyết mạch, đã đẩy chi phí vận chuyển hàng hóa sang các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Canada tăng mạnh.

Căng thẳng Biển Đỏ tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế, hàng hóa vận chuyển bằng đường biển giữa Á - Âu và bờ Đông Bắc Mỹ mất nhiều thời gian, tốn kém hơn. Điều này gây bất lợi cho Việt Nam trong việc phục hồi xuất khẩu.

“Những tác động từ Biển Đỏ sẽ gây nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ nhưng sẽ thúc đẩy xuất khẩu Trung Quốc tăng mạnh", ông Đặng Phúc Nguyên lo lắng.

Trước thực tế này, Bộ Công Thương cũng đã khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp logistics cần theo dõi, cập nhật tình hình đến các doanh nghiệp để chủ động kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu. Đồng thời, tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn cung để hạn chế ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng, tìm hiểu về phương thức vận chuyển đường sắt để có lựa chọn khác về phương thức giao hàng.

Có thể bạn quan tâm

  • “Xoay trục” thị trường nông sản

    02:30, 31/12/2023

  • Doanh nghiệp vượt rào cản kỹ thuật để xuất khẩu rau quả "về đích"

    03:00, 14/11/2023

  • Xuất khẩu rau quả “về đích” sớm

    03:00, 08/11/2023

  • Xuất khẩu rau quả cán mốc lịch sử

    02:30, 21/10/2023

  • Lâm thuỷ sản “trượt dốc”, xuất khẩu trông chờ vào rau quả

    04:00, 31/08/2023

THY HẰNG