Mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% và vai trò của ngân hàng
Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh đã chọn chủ đề năm là "Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội”.
>>> Hai lĩnh vực được dự báo tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất
Đây là chủ đề Thành phố hướng tới thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm, đồng thời tập trung vào các giải pháp đột phá theo chủ đề năm nêu trên.
Chủ đề này gắn sát với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố theo kế hoạch đề ra và đạt mục tiêu cụ thể trong năm 2024 về phát triển kinh tế số, đóng góp kinh tế số trong GRDP; về chuyển đổi số cấp tỉnh và cải cách hành chính, cũng như khai thác tốt cơ chế chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội, tạo động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Thành phố.
Trong quá trình này, với vai trò thực hiện nhiệm vụ địa phương của Ngân hàng Nhà nước trung ương, ngành ngân hàng Thành phố quán triệt và đồng thuận, phối hợp cùng các sở ban ngành thành phố để góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Thành phố. Cụ thể:
Thứ nhất,tiếp tục thực hiện chương trình chuyển đổi số ngành ngân hàng, gắn liền với việc thực hiện Chỉ thị 02 của NHNN về đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng năm 2024.
>>>VinaCapital: Lãi suất của Việt Nam sẽ bình ổn trong năm 2024
Theo đó, 3 nhóm nhiệm vụ giải pháp cần triển khai thực hiện bao gồm đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo quyết định 1813/QĐ-TTg của Chính phủ, Đề án 06 phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế địa phương; Chủ động theo dõi nắm bắt tình hình chuyển đổi số ngành ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, công tác bảo đảm an ninh an toàn thông tin trên địa bàn; Tăng cường công tác quản lý, theo dõi giám sát, thanh tra, kiểm tra…đảm bảo hoạt động này tuân thủ đúng quy định pháp luật và hiệu quả chính sách.
Thứ hai, tổ chức thực hiện tốt hoạt động chuyển đổi số, với vai trò tiên phong của ngành ngân hàng nói chung và trên địa bàn Thành phố nói riêng, để góp phần vào việc thực hiện và phát triển kinh tế số của Thành phố, hiện thực hóa chỉ tiêu về đóng góp 22% trong GRDP của kinh tế số và dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.
Trong đó, việc tiếp tục đẩy mạnh mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt lĩnh vực công; đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, sẽ là động lực thúc đẩy các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và người dân sử dụng ngày càng phổ biến hơn dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ tiết giảm chi phí, cao hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong toàn bộ nền kinh tế. Hiệu ứng từ quá trình này mang lại là rất lớn trên tất cả các phương diện: từ thanh toán, đến lợi ích kinh tế và mục tiêu chuyển đổi số.
Thứ ba, phối hợp với các sở ngành, quận huyện thực hiện tốt kế hoạch thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn theo Quyết định 1813 và Quyết định 810. Đồng thời, bằng các chương trình hành động cụ thể để thực hiện chi trả an sinh xã hội theo Chỉ thị 21 của Chính phủ bằng thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp thực hiện tốt Đề án 06, làm cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động ngân hàng nói chung và các hoạt động về cho vay tiêu dùng, thanh toán không dùng tiền mặt; mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực công, với trọng tâm 2 lĩnh vực: y tế và giáo dục. Trong đó, việc kết nối NHTM, tổ chức cung ứng dịch thanh toán với chính quyền các Quận, huyện để truyền thông chính sách; đối thoại trao đổi và hướng dẫn dịch vụ nhằm thực hiện việc chi trả, thanh toán an sinh xã hội; cũng như triển khai cho vay tiêu dùng và thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Đây là cách làm hiệu quả, thiết thực, cần quan tâm, nghiên cứu và tổ chức phổ biến và nhân rộng mô hình này.
Thứ tư, cải cách hành chính và thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ năm của NHNN và UBND Thành phố giao, mà còn góp phần thực hiện tốt chủ đề năm, với nội hàm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và đạt chỉ tiêu về cải cách hành chính, cải thiện xếp hạng và phấn đấu thuộc nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính. Đồng thời, làm tốt hoạt hỗ trợ doanh nghiệp gắn liền với các chương trình, chính sách hỗ trợ lãi suất; hỗ trợ tài chính theo Nghị quyết 98 của Quốc hội để phát huy hiệu quả của chính sách, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thành phố năm 2024.
Đây là những nhiệm vụ giải pháp của ngành ngân hàng thành phố, nhằm thực hiện chủ đề năm 2024 của Thành phố và Chỉ thị 02 của NHNN trung ương, các TCTD trên địa bàn cần quan tâm thực hiện tốt để cùng với ngành ngân hàng Thành phố thực hiện trách nhiệm nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Thành phố.
Năm 2024, Thành phố phấn đấu tăng trưởng 7,5-8%, sau một năm không đạt mục tiêu do kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi. Năm 2023, tăng trưởng của thành phố ước tăng 5,8%, thấp hơn so với mục tiêu đặt ra trước đó là 7,5-8%. Kết thúc năm 2023, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt: 3.541 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% so với cuối năm 2022 và chiếm 26,1% so với tổng dư nợ tín dụng của cả nước. So với các năm trước đây, tốc độ tăng trưởng này thấp hơn, cụ thể, tín dụng năm 2022 tăng 13,8%; năm 2021 tăng 11,9% và năm 2020 tăng 10,4%. Với mục tiêu tăng trưởng phấn đấu từ nền thấp của 2023, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của TP cũng sẽ có sự đột phá trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm
Thách thức giải ngân tín dụng
03:45, 23/01/2024
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và tác động tới lĩnh vực ngân hàng
05:30, 22/01/2024
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Công cụ hiệu quả ngăn chặn... sở hữu chéo
04:00, 21/01/2024
Hai lĩnh vực được dự báo tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất
16:30, 24/01/2024