Đâu là lý do gây “bão giá” hàng hóa toàn cầu?
Nhiều chuyên gia dự báo, chuỗi cung ứng toàn cầu đang bước vào giai đoạn "siêu siết chặt", các yếu tố như bất ổn chính trị, biến đổi khí hậu... được cho là nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng này.
>>5 dự báo sốc về giá hàng hoá năm 2024
Một hệ quả tất yếu của khủng hoảng kinh tế bắt đầu lộ diện, đó là tình trạng “siêu siết chặt” hàng hóa toàn cầu. Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng HSBC Paul Bloxham giải thích “siêu siết chặt” hàng hóa được biểu thị bằng giá cao hơn do hạn chế về nguồn cung, chứ không phải do nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ.
Từ thời điểm lãi suất toàn cầu tăng mạnh, doanh nghiệp đã giữ nguyên hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, trong khi đó người tiêu dùng thận trọng với túi tiền của mình.
Ông Paul Bloxham nói: “Chúng tôi nhận thấy các yếu tố “siêu sức ép” sâu hơn ở phía cung vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ giá hàng hóa tăng cao; đồng thời nêu ra các yếu tố như bất ổn chính trị, biến đổi khí hậu và thiếu đầu tư vào lĩnh vực xanh, chuyển đổi năng lượng”.
Trong hệ quy chiếu vĩ mô, thế giới theo đuổi một tương lai không có carbon, đang thúc đẩy nhu cầu về các kim loại chuyển đổi năng lượng như đồng và niken. Tuy nhiên, không có đủ khoản đầu tư được phân bổ để thu mua các khoáng sản quan trọng này, dẫn đến nguồn cung đối với các kim loại chuyển tiếp năng lượng bị siết chặt hơn, đặc biệt là đồng, nhôm và niken, cobalt, đất hiếm.
Ủy ban Chuyển đổi năng lượng (ETC) cho biết trong một báo cáo vào tháng 7/2023, khi quá trình chuyển đổi năng lượng tăng tốc, các thị trường có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt một loạt kim loại như than chì, cobalt, đồng, niken và lithium trong thập kỷ tới.
Theo nghiên cứu của ETC, đầu tư vốn hàng năm vào các kim loại này đạt trung bình 45 tỷ USD trong hai thập kỷ qua và phải tăng lên khoảng 70 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2030 để đảm bảo nguồn cung đủ cân bằng nền kinh tế.
Paul Bloxham cho rằng: Không biết thị trường hàng hóa toàn cầu sẽ mất bao lâu để thoát khỏi tình trạng bị siết chặt, nhưng có một cách để thoát khỏi tình trạng này - điều cũng sẽ đẩy giá hàng hóa xuống thấp hơn - là một “cuộc suy thoái kinh tế lớn hơn và sâu hơn trên toàn cầu”.
>>Nguy cơ "bùng nổ" cuộc khủng hoảng lương thực mới
Trong khi đó, nguồn cung lương thực toàn cầu tiếp tục bị đe dọa bởi căng thẳng địa chính trị và khí hậu khắc nghiệt. Sản lượng gạo tại châu Á đầu năm 2024 dự báo giảm khi điều kiện thời tiết khô hạn và các hồ chứa nước dần cạn kiệt có khả năng làm giảm sản lượng.
Các vấn đề tương tự đang xảy ra ở Ấn Độ, Australia - những quốc gia xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. Những vấn đề về khí hậu sẽ còn gây xáo trộn lớn hơn nữa đối với thị trường lương thực, nếu chúng ảnh hưởng đến Nga, nước xuất khẩu lớn nhất và đã có những vụ mùa bội thu kể từ năm 2022.
Trong bối cảnh như vậy, rất nhiều chính sách thương mại được thiết kế trước hết để đảm bảo an ninh từng quốc gia - trên khắp thế giới “chủ nghĩa dân tộc kinh tế” đang trỗi dậy góp phần đẩy nền kinh tế vào tình trạng thiếu hụt.
Do vậy, mối nguy lạm phát cao chưa hoàn toàn chấm dứt, nó vẫn lẫn khuất ở đâu đó trong hàng hoá, tiền tệ. Trong thời kỳ COVID-19, thế giới đã bơm ra gần 11.000 tỷ USD hỗ trợ tiêu dùng, nhưng không ai thừa nhận đây là nguyên nhân chính gây lạm phát kinh khủng năm vừa qua.
Có thể bạn quan tâm