Khơi dòng “tín dụng xanh” chảy vào doanh nghiệp

HÀ PHƯƠNG 08/02/2024 16:23

Đưa dòng vốn tín dụng xanh chảy đến với doanh nghiệp đã nhen nhóm với những cán bộ ngân hàng BIDV từ nhiều năm qua.

>>>“Đòn bẩy” tín dụng xanh

Có thể nói, ý tưởng này đã ươm mầmcho chương trình phát triển xanh và bền vững không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn lan rộng tới nhiều  nhiều doanh nghiệp và các ngành nghề khác.

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV và bà Suzanne Gaboury, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ khu vực tư nhân của ADB trao Bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy tín dụng xanh, tài chính bền vững

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV và bà Suzanne Gaboury, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ khu vực tư nhân của ADB trao Bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy tín dụng xanh, tài chính bền vững

Là ngân hàng khởi đầu chương trình tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên công bố Khung khoản vay bền vững để cung cấp các sản phẩm khoản vay xanh, xã hội, liên kết bền vững cho các khách hàng doanh nghiệp trong nước.

Lan toả tín dụng xanh

Khởi nguồn từ những ý tưởng sáng tạo, BIDV đã cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong chiến lược phát triển bền vững, mang dòng tín dụng xanh ưu đãi lan toả đồng đều đến với doanh nghiệp. Theo đó, từ nguồn vốn thương mại, vốn ủy thác, đặc biệt là từ phát hành trái phiếu xanh lan theo dòng tín dụng đã chảy đồng đều vào ngành các các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Trước hết, đó là những ngành hướng tới bảo vệ môi trường và được ưu tiên như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng phát thải carbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu...

Mỗi doanh nghiệp khi có khoản vay trong chương trình này đều được ngân hàng xác định các tiêu chí lựa chọn dự án, quản lý, giám sát tín dụng để tạo lập và duy trì danh mục tín dụng xanh có chất lượng cao. Tính đến hết quý III/2023, BIDV tài trợ cho hơn 1.500 khách hàng với 1.900 dự án, phương án tín dụng xanh. Tổng dư nợ đạt khoảng 71.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ, tăng khoảng 11% so với năm 2022. Trong đó, dẫn đầu là ngành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo với dư nợ là 57.000 tỷ đồng, chiếm 86% tổng dư nợ lĩnh vực xanh với 1.600 dự án của 1.300 khách hàng là doanh nghiệp.

>>>Trợ cấp, kích thích thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam

Chưa dừng lại, dòng vốn này tiếp tục chảy vào lĩnh vực bảo vệ môi trường thiên nhiên, khôi phục môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai với dư nợ lên tới 7.100 tỷ đồng, chiếm khoảng 11%. Tháng 10/2023, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong quá trình chuyển dịch xanh theo hướng phát triển bền vững, ngân hàng đã triển khai gói tín dụng dệt may xanh trị giá 4.200 tỷ đồng với các chính sách hấp dẫn về lãi suất, tài sản đảm bảo và tỷ giá...

BIDV đã ban hành Gói tín dụng ngắn hạn 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực xanh: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến, cung ứng thực phẩm an toàn… đáp ứng các chứng chỉ về an toàn, bảo vệ môi trường và các sản phẩm mới hướng đến tín dụng xanh như xe điện, công trình xanh,đưa mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững của ngân hàng trong thời gian tới…

Hướng tới phát triển bền vững

Ngoài việc cung cấp tín dụng xanh từ nguồn vốn thương mại, BIDV còn gọi là ngân hàng hội tụ các dòng vốn quốc tế. Hiện nhiều định chế tài chính quốc tế như WB, AFD, EIB cung cấp nguồn vốn ủy thác cho vay dự án xanh, tổng giá trị đạt hơn 490 triệu USD. Trong đó, tiêu biểu là nguồn vốn của WB trị giá 202 triệu USD cho dự án năng lượng tái tạo; nguồn vốn AFD trị giá 100 triệu USD cho hạn mức tín dụng xanh SUNREF; nguồn vốn EIB trị giá 30 triệu USD cho vay các dự án bảo vệ môi trường... Tính đến thời điểm hiện tại, có 24 dự án tham gia các chương trình này với tổng dư nợ khoảng 3.800 tỷ đồng.

Theo Ngân hàng thế giới mỗi năm, Việt Nam sẽ cần bổ sung đầu tư khoảng 368 tỷ USD, tương đương khoảng 6,8% GDP cho các hoạt động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2022 – 2040. Nếu có các chính sách và chiến lược phù hợp, Việt Nam có thể tận dụng những hoạt động khử carbon của mình để đạt được mục tiêu phát triển sao cho phát thải khí nhà kính ròng bằng "0" nhưng không làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP.

Cùng với sự gia tăng về quy mô tín dụng xanh, BIDV luôn chú trọng quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong quy trình cấp tín dụng. BIDV là ngân hàng trong nước đầu tiên ban hành Khung quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội vào năm 2018, áp dụng cho các dự án, khách hàng tiếp nhận nguồn vốn quốc tế, đồng thời khuyến khích các dự án vay vốn từ BIDV thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Tất cả những nỗ lực trên là minh chứng thể hiện trách nhiệm của tổ chức tín dụng, của ngân hàng lớn nhất Việt Nam với công tác bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng quản trị rủi ro về môi trường, biến đổi khí hậu, hướng hoạt động ngày càng tiệm cận đối với quy chuẩn, thông lệ quốc tế về tài chính bền vững.

Với tầm nhìn đến 2030 trở thành "định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, có nền tảng số hiện đại", ngân hàng chú trọng tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện, phát triển mạnh các kênh giao dịch điện tử, các dịch vụ, phương thức thanh toán mới trên nền tảng công nghệ nhằm xây dựng hệ sinh thái ngân hàng xanh phát triển bền vững đồng hành cùng doanh nghiệp và nền kinh tế.

Có thể nói, từ những ý tưởng thiết thực của BIDV là minh chứng cho thấy những nỗ lực, những đóng góp của ngân hàng vì Việt Nam xanh. Điều này cũng cho thấy mục tiêu kiên định của ngân hàng là cầu nối khơi dòng tín dụng xanh tiếp tục chảy vào doanh nghiệp và nền kinh tế…

Có thể bạn quan tâm

  • Dự báo triển vọng tín dụng cải thiện trong năm 2024

    Dự báo triển vọng tín dụng cải thiện trong năm 2024

    11:30, 07/02/2024

  • Cần đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

    Cần đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

    11:00, 03/02/2024

  • Đẩy nhanh giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

    Đẩy nhanh giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

    05:00, 03/02/2024

HÀ PHƯƠNG