Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nền tảng phát triển kinh tế bền vững
Một nền kinh tế muốn tăng trưởng bền vững thì không thể thiếu sự phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trên cơ sở đó, nhiều quốc gia đã thiết lập các mạng lưới trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo để thử nghiệm việc xây dựng và thực thi các chính sách cụ thể liên quan đến thúc đẩy, hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp khởi nghiệp.
>>TP. HCM: Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được miễn thuế thu nhập
Trung tâm đổi mới sáng tạo
Trong công tác triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ- TTg ngày 18/5/2016, sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 09/02/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao hình thành và phát triển các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, hướng dẫn hình thành và phát triển các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp vùng, địa phương, tại các tổ chức chính trị, xã hội.
Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và Công nghệ các tổ chức Hội thảo nhằm tiêu thảo luận về các vấn đề như, thực trạng tổ chức và hoạt động của các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các địa phương; Kinh nghiệm quốc tế về mô hình tổ chức trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Định hướng giải pháp về mô hình tổ chức và hoạt động của các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các địa phương.
>>“Quả ngọt” với khởi nghiệp Quảng Nam
Xu hướng và tầm quan trọng của trung tâm đổi mới sáng tạo, hiện các tỉnh/thành phố trên cả nước đã và đang thiết lập cũng như xây dựng các trung tâm đổi mới sang tạo trên cơ sở thành lập mới hoặc sắp xếp lại các đơn vị, tổ chức khoa học và công nghệ với chức năng hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sang tạo. Tuy nhiên, hoạt động của các trung tâm này phần lớn mới dừng lại ở việc tổ chức các sự kiện, kết nối hoạt động liên quan đến khởi nghiệp mà chưa tập trung đi sâu phân tích, dẫn dắt và hỗ trợ doanh nghiệp trong những ngành, lĩnh vực cụ thể.
Trung tâm đổi mới sáng tạo sẽ là đầu mối thực hiện chức năng hỗ trợ triển khai các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức các sự kiện và hoạt động truyền thông về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phổ biến các cơ chế chính sách, hỗ trợ ứng dụng chuyển giao công nghệ, các thành tựu khoa học và công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức hoạt động kết nối mạng lưới khởi nghiệp trong nước và quốc tế; và thực hiện chức năng thông tin, thống kê khoa học và công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ.
Đổi mới sáng tạo bước đệm phát triển kinh tế
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt từng chia sẻ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Trong đó chiến lược được tập trung hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ và đổi mới, thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương.
Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với các bộ, ngành đã xây dựng và ban hành đồng bộ hành lang pháp lý và các cơ chế, chính sách phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh xây dựng các định chế trung gian như sàn giao dịch công nghệ, hình thành các điểm kết nối cung cầu công nghệ, tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu.
Nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo, chương trình đào tạo hỗ trợ các kỹ năng xây dựng và phát triển dự án khởi nghiệp. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng thông qua các cuộc thi sáng tạo, trải nghiệm sáng tạo,…
Đồng thời, thực hiện hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh để xúc tiến kết nối, phát triển toàn diện các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của tỉnh, gồm các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp lớn đầu tư vào khởi nghiệp trong tỉnh; thiết lập mối quan hệ hợp tác các tổ chức hỗ trợ, tổ chức thúc đẩy, các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, mạng lưới tư vấn, cố vấn trong và ngoài tỉnh.
>>“Quả ngọt” với khởi nghiệp Quảng Nam
Mục tiêu quan trọng của Chính phủ Việt Nam là trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Để duy trì xu hướng tăng trưởng cao, đồng thời tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần vượt qua nhiều thách thức quan trọng. Một trong các thách thức đó là sự thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề cao để có thể chuyển đổi từ sản xuất hàng hóa có giá trị thấp, dễ lắp ráp sang hàng hóa và dịch vụ công nghệ và có giá trị cao hơn. Dự án "Nguồn nhân lực cho Đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp" của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam có mục tiêu xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao cho Việt Nam.
Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từng chia sẻ, hiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hình thành và phát triển. Ngoài các hành lang pháp lý và các chính sách hỗ trợ, Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo của Việt Nam cần có các Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo làm hạt nhân để huy động, khai thác, liên kết và tối ưu hóa các nguồn lực, đặc biệt là các thành quả trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ vào cuộc sống, từ địa phương, trung ương, từ khu vực doanh nghiệp và cả từ các tổ chức quốc tế.
Việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia hiệu quả và có tính liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ sinh thái đang là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện. Trong đó, tập trung khai thác nguồn lực địa phương sẽ tạo tính bền vững, lâu dài cho sự phát triển của hệ sinh thái quốc gia.
Năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần coi trọng thúc đẩy khởi nghiệp, trong đó khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với tăng năng suất lao động.
Có thể bạn quan tâm