Doanh nghiệp sẽ tăng trưởng nhanh trong năm 2024
Nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh trong năm 2024.
>>Linh hoạt chính sách, duy trì ổn định kinh tế năm 2024
Năm 2023, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu ra thị trường thế giới, cũng như tiêu thụ hàng hoá trong thị trường nội địa.
Những khó khăn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như doanh nghiệp không kịp thích ứng để nắm bắt tình hình biến động trên thế giới, chậm đổi mới công nghệ sản xuất, khó khăn trong tiếp cận vốn do lãi suất cao…
Năm 2023 kinh tế toàn cầu khó khăn, lãi suất bị đẩy lên cao, sản xuất trì trệ, lạm phát mặc dù có giảm nhưng vẫn cao, thương mại quốc tế sụt giảm dẫn đến xuất khẩu trong nước cũng bị tác động mạnh.
Tuy nhiên, Quốc hội và Chính phủ đã có những chỉ đạo về thay đổi chính sách, cơ chế, luật pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2024.
Cụ thể, giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%, việc này sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước, giảm lạm phát, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và các chi phí khác trong nền kinh tế. Đây là những điểm thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2024.
Trong đó, Quốc hội và Chính phủ đã có những chỉ đạo đối với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan rà soát lại các chỉ tiêu, mục đích, yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng ngành nghề, lĩnh vực của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được thị trường xuất khẩu truyền thống, cũng như mở rộng thêm thị trường. Thực tế, thời gian qua các đơn hàng của nhiều ngành nghề đã bắt đầu quay trở lại, hoạt động xuất khẩu “ấm lên” ngay trong những tháng đầu năm 2024.
>>“Bước chạy đà” của kinh tế Việt Nam trong tháng đầu năm 2024
>>Kiểm soát lạm phát với chính sách giảm thuế, phí
Cùng với thị trường trong nước có nhiều dấu hiệu khả quan sẽ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tốt hơn. Bên cạnh đó, lãi xuất cho vay của ngân hàng hiện nay đã hạ xuống tương đối thấp và đang tiếp tục đà hạ mức lãi xuất cho vay. Đây là cơ hội để giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp.
Về thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đã được xem xét, điều chỉnh để đảm bảo tính phù hợp của hoạt động đối với các thị trường này.
Trên cơ sở vừa đảm bảo tính an toàn, bền vững của thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn trung dài hạn từ thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp để đầu tư phát triển sản xuất.
Đặc biệt, với việc chúng ta vẫn tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát ở mức thấp, giá trị VNĐ vẫn được giữ vững so với USD. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta giữ vững được ổn định các cân đối vĩ mô, đẩy mạnh xuất, nhập khẩu cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Với góc nhìn như vậy, tôi tin tưởng nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh trong năm 2024.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nhân là lực lượng nòng cốt phát triển kinh tế Nam Định
00:26, 07/02/2024
Linh hoạt chính sách, duy trì ổn định kinh tế năm 2024
05:00, 06/02/2024
Chính sách tài khóa – Giải pháp hữu hiệu hỗ trợ kinh tế năm 2024 “bứt tốc”
04:00, 06/02/2024
“Bước chạy đà” của kinh tế Việt Nam trong tháng đầu năm 2024
05:00, 03/02/2024
Giảm thuế VAT 2% - Chính sách “sưởi ấm” nền kinh tế
04:00, 03/02/2024