Xây dựng văn hóa đi đôi phát triển bền vững - Bài 1: Cải thiện năng lực người Việt

BÙI XUÂN DŨNG, PHẠM THỊ KIÊN, TRẦN NGUYÊN KÝ - ĐH Kinh tế TPHCM 12/02/2024 10:00

Ở Việt Nam, việc xây dựng văn hóa đi đôi với phát triển bền vững (PTBV) là chủ đề được Đảng, Nhà nước đặt ra trong chiến lược phát triển quốc gia.

>>>"Hóa Rồng" theo xu thế phát triển bền vững

Quan điểm về xây dựng văn hóa đối với PTBV của Việt Nam

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc, và đã có nhiều chỉ thị và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa của nước nhà. Đảng đã không ngừng bổ sung, phát triển đường lối xây dựng nền văn hóa mới phù hợp với tiến trình phát triển đất nước. Cho nên việc xây dựng văn hóa có vai trò thúc đẩy PTBV của Việt Nam phát triển toàn diện là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển.

Chiến lược Việt Nam hiện thiếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên gia và quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm...

Xây dựng và phát triển văn hóa gắn với phát triển bền vững phải phải đi từ xây dựng con người, đội ngũ, nâng cao năng lực nhân sự với các nòng cốt lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên gia và quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm...

Việc xây dựng và phát triển văn hóa gắn với phát triển bền vững đòi hỏi phải phát triển đồng bộ tất cả các thành tố quan trọng của sự phát triển, các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội và biết xử lý biện chứng quan hệ giữa các thành tố, các lĩnh vực đó. Yêu cầu bảo đảm sự PTBV còn gắn với việc biết kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với phát triển chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển chiều sâu. Các nhân tố trực tiếp tạo nên sự phát triển chiều sâu chính là nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Các nhân tố trên đều thuộc về văn hóa, do văn hóa xây đắp nên.

Vậy, PTBV yêu cầu phải giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, vì cuộc sống của con người hiện tại và vì chính các thế hệ mai sau. Xây dựng, phát triển văn hóa đối với PTBV của Việt Nam là thể hiện mối quan hệ biện chứng của sự gắn kết giữa văn hóa và PTBV của Việt Nam trong suốt quá trình thực hiện đổi mới đất nước.

Việt Nam hiện vẫn

Việt Nam hiện vẫn đang là nước có "lợi thế" về thâm dụng lao động giá rẻ, tay nghề thấp. Tuy nhiên việc thiếu hụt nhân lực chất lượng cao cũng là thực tế khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại khi có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và khó ứng dụng đổi mới công nghệ, thúc đẩy sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững.

Thực trạng về xây dựng văn hóa đối với PTBV

Thứ nhất, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam phải đảm bảo được nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để có nền văn hóa chủ nghĩa xã hội thì ngay trong giai đoạn quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa hiện nay Đảng, Nhà nước ta phải: “Xây dựng PTBV của Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc”. Hiện nay việc thực hiện xây dựng văn hóa đối với PTBV của Việt Nam phải gắn chặt với việc: “Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu)”.

>>>Lấp khoảng trống thiếu hụt nhân sự để du lịch phát triển bền vững

Như vậy, trong những năm qua, việc xây dựng văn hóa đã đem lại nhiều kết quả to lớn góp phần vào việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội để PTBV của Việt Nam hiện đại. Chính vì thế, để đẩy mạnh và phát huy vai trò của văn hóa phải gắn với việc PTBV của Việt Nam.

Thứ hai, xây dựng và phát triển văn hóa gắn với PTBV của Việt Nam phải thể hiện sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam hiện nay.

Trong đó, văn hóa của con người biểu hiện trong quá trình lao động sản xuất. Con người thông qua sản xuất để tạo nên giá trị vật chất và tinh thần nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu của PTBV của Việt Nam. Muốn vậy, trình độ, năng lực của PTBV của Việt Nam góp phần quan trọng vào việc xây dựng, phát triển văn hóa, PTBV của Việt Nam. Mục tiêu của sản xuất vật chất là tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất bảo đảm cho nhu cầu phát triển thể chất, đời sống vật chất của con người. Song phát triển bền vững không có mục đích tự thân, mà cái đích cần đạt tới là vì sự phát triển hạnh phúc, tự do, toàn diện của con người. Và đó chính là văn hóa.

Hơn nữa, mục tiêu cuối cùng, cao nhất của sản xuất tinh thần không phải chỉ là các sản phẩm tinh thần mà qua đó cần đạt tới cái đích nuôi dưỡng và xây đắp con người, để con người trở thành “Người” theo đúng giá trị của mình. Như vậy, cả hai lĩnh vực sản xuất đều gặp nhau ở cái đích cuối cùng là vì con người, cho con người với ý nghĩa cao đẹp và nhân đạo nhất của nó. Với ý nghĩa đó, sự phát triển đồng bộ của sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần là điều kiện tiên quyết cho sự PTBV. Do đó, việc xây dựng văn hóa đối với PTBV của Việt Nam thể hiện trình độ, năng lực của người lao động thông qua lao động sản xuất vật chất.

Sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước ta được thực hiện toàn diện các lĩnh vực trong đời sống nên văn hóa gắn với PTBV của Việt Nam đã có những sự phát triển vượt bậc về trình độ, và năng lực. Việt Nam là nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp (thứ 127), nhưng nước ta vẫn đạt vị trí 70 về Môi trường kinh doanh (Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2022). Điều này được thể hiện trong việc văn hóa, PTBV của Việt Nam ngày càng được bạn bè thế giới biết tới và mở rộng hợp tác đầu tư, nên các doanh nghiệp FDI chú trọng đầu tư vào thị trường Việt Nam. GDP Việt Nam trong năm 2022 đạt 409 tỷ USD. Còn theo IMF, con số này nhỉnh hơn một chút là 413,81 tỷ USD. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5 (Tổng cục thống kê, 2022). Theo IMF, năm 2023, Việt Nam sẽ đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế. Cụ thể, GDP đạt 469,62 tỷ USD (Tổng cục thống kê, 2023). Trên thế giới, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 37 về quy mô kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì văn hóa, PTBV của Việt Nam trong lao động thì vẫn đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực quốc tế. Vì thế, nguồn nhân lực phải đảm bảo tăng dần phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển nền kinh tế-xã hội của quốc gia, hay cộng đồng. Chất lượng của một nguồn nhân lực có tính bền vững phải phản ánh được mức độ đáp ứng yêu cầu phù hợp với khả năng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Hiện nay PTBV của Việt Nam vẫn còn thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.

Vì thế, xây dựng và phát triển văn hóa gắn với PTBV của Việt Nam thông qua chất lượng lao động cho thấy trình độ của người lao động còn thấp, người lao động có trình độ cao đang còn thấp. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học công nghệ, đến năng lực tự học tập nâng cao trình độ của người lao động Việt Nam hiện nay. Đồng thời, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế của người Việt Nam đang còn có những hạn chế. Do đó cần khắc phục để cải thiện năng lực của người Việt Nam hiện nay.

Xây dựng và phát triển văn hóa phải thể hiện trong giá trị của con người xã hội chủ nghĩa. Xây dựng và phát triển văn hóa phải đi cùng với việc bồi đắp và khơi dậy “tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” thành văn hóa vươn lên, văn hóa, khát vọng làm giàu, khát vọng sáng tạo, đóng góp cho sự PTBV của đất nước, trình độ, năng lực, kỹ năng của người Việt Nam.

Xây dựng văn hóa đi đôi phát triển bền vững - Bài 2: Những giải pháp

Có thể bạn quan tâm

  • Yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp phát triển bền vững

    Yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp phát triển bền vững

    02:30, 11/02/2024

  • Chặng đường phát triển bền vững của Everpia

    Chặng đường phát triển bền vững của Everpia

    00:31, 08/02/2024

  • Năm 2024: Phát triển bền vững giúp doanh nghiệp dệt may có đơn hàng

    Năm 2024: Phát triển bền vững giúp doanh nghiệp dệt may có đơn hàng

    11:30, 05/02/2024

  • Phát triển bền vững giá trị Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà

    Phát triển bền vững giá trị Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà

    03:23, 03/02/2024

  • Tập đoàn CEO: Năm 2023 là bước đệm cho phát triển bền vững trong tương lai

    Tập đoàn CEO: Năm 2023 là bước đệm cho phát triển bền vững trong tương lai

    16:19, 01/02/2024

  • Quảng Ninh: Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

    Quảng Ninh: Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

    07:59, 30/01/2024

BÙI XUÂN DŨNG, PHẠM THỊ KIÊN, TRẦN NGUYÊN KÝ - ĐH Kinh tế TPHCM